Giá vàng sẽ biến động ra sao sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán?
Các chuyên gia nhận định, yếu tố chính chi phối biến động giá vàng trong ngắn hạn là áp lực từ đà phục hồi của đồng USD và tính thanh khoản thấp do kỳ nghỉ Tết năm mới của Trung Quốc. Giá vàng ổn định hoặc giảm được nhìn nhận đồng nghĩa với sự ổn định của các nền kinh tế.
- Dự báo giá vàng tuần tới: Kết thúc năm Canh Tý theo chiều đi xuống
- Dự báo giá vàng SJC trong nước ngày 5/2: Nhiều áp lực kéo vàng giảm
- Dự báo giá vàng SJC trong nước ngày 3/2: Áp lực giảm từ 'đối thủ bất ngờ'
Giá vàng châu Á điều chỉnh giảm khi đồng USD phục hồi từ mức thấp nhất 2 tuần trong phiên trước đó và số liệu lạm phát của Mỹ giảm đã làm giảm sức hấp dẫn của vàng.
Giá vàng trong nước cao hiện cao hơn giá vàng thế giới khoảng 6 triệu đồng/lượng.
Thông tin quan trọng tiếp theo là Bộ Lao động Mỹ công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 1/2021 chỉ tăng 0,3% so với tháng 12/2020, bất chấp giá nhiên liệu tăng 7,4%. Và CPI lõi, không tính giá lương thực và năng lượng dễ biến động, đã không đổi trong tháng thứ hai liên tiếp.
Hiện các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ những diễn biến về gói cứu trợ kinh tế Mỹ trị giá 1.900 tỷ USD dự kiến sẽ được Quốc hội nước này thông qua trước ngày 15/3.
Giá vàng giao ngay giảm 0,3% xuống 1.837,13 USD/ounce vào lúc 13h 36 (giờ Việt Nam) sau khi chạm mức cao nhất trong hơn một tuần trong phiên 10/2. Giá vàng Mỹ giao kỳ hạn cũng giảm 0,3% xuống 1.837,40 USD/ounce.
Tại thị trường Việt Nam, mặc dù chốt phiên giao dịch cuối cùng của năm Canh Tý 2020 (ngày 9/2/2021) nhưng một số tổ chức kinh doanh vàng lớn vẫn điều chỉnh do nhu cầu vàng cuối năm vẫn cao từ tâm lý tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán và cũng sắp tới ngày Vía Thần tài (ngày 10/2 Âm lịch), ngày mà tâm lý mua vàng sẽ đem lại nhiều may mắn.
Giá vàng SJC trong nước chốt phiên giao dịch ngày 11/2 duy trì ở mốc khoảng 56,70 – 57,30 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra). Chênh lệch giữa mua vào và bán ra khoảng 600 ngàn đồng/lượng.
Cụ thể, tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn SJC tại thị trường Hà Nội, giá niêm yết ở mức 56,75 – 57,37 triệu đồng/lượng, tại thị trường TP Hồ Chí Minh ở mức 56,70-57,40 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI cơ sở Hà Nội niêm yết ở mức giá 56,60- 57,35 triệu đồng/lượng, mức giá niêm yết tại DOJI HCM là 56,70 – 57,40 triệu đồng/lượng.
Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ niêm yết ở mức giá 56,75 – 57,35 triệu đồng/lượng( mua vào-bán ra).
Tập đoàn Phú Quý SJC niêm yết ở mức 56,60 – 57,35 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra).
Tại Bảo Tín - Minh Châu, giá vàng mua vào - bán ra là 56,35 - 56,80 triệu đồng/lượng, giữa nguyên mức giá so với phiên hôm trước.
Tại tiệm vàng Mi Hồng, giá niêm yết ở mức 56,85 – 57,35 triệu đồng/lượng ( mua vào – bán ra), chênh lệch mua vào bán ra ở mức 500 ngàn đồng/lượng.
Tại hệ thống các ngân hàng, chênh lệch mua vào bán ra ở mức khoảng 500 ngàn đồng/lượng.
Ngân hàng Eximbank, giá niêm yết ở mức 56,80 – 57,30 triệu đồng/lượng ( mua vào – bán ra), chênh lệch mua vào bán ra ở mức 500 ngàn đồng/lượng.
Ngân hàng ACB niêm yết ở mức giá 56,70-57,30 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Như vậy, với các mức giá trên, giá vàng SJC giao dịch trong nước hiện cao hơn giá vàng thế giới quy đổi hơn 6 triệu đồng mỗi lượng.
Ngày Vía Thần tài hàng năm (ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch), nhiều người thường đi mua vàng để cầu may mắn, sung túc cho cả năm. Thông thường, trong ngày này, tại các cửa hàng vàng, lượng người đổ đến cửa hàng vàng đông nghịt, xếp hàng từ 4-5h cho tới 12h đêm để mua vàng. Thậm chí, nhiều người còn đi mua, hoặc đặt mua trước từ ngày mùng 9 tháng Giêng để tránh cảnh đông đúc.
Điều này sẽ ảnh hưởng đến giá vàng trong nước và là nguyên nhân ‘giữ giá’ vàng trong ngắn hạn.
Theo các chuyên gia, giá vàng trong nước sẽ tiếp tục có xu hướng đi ngang hoặc tăng nhẹ trong những ngày đầu sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận