Hà Nội 'tràn ngập' hàng hoá từ siêu thị đến chợ truyền thống phục vụ nhu cầu người dân
Sau hiện tượng "cháy hàng" cục bộ diễn ra vào tối qua do người dân phản ứng trước thông tin giãn cách, tuy nhiên ngay sáng ngày hôm sau các địa điểm này cũng đã được bổ sung hàng với lượng gấp đôi hay gấp ba nhằm đảm bảo cung ứng mọi nhu cầu của người dân Hà Nội mà giá không thay đổi.
- Hệ thống siêu thị thiếu hàng do người dân lo ngại thiếu thực phẩm
- Vì sao mua hàng ở sàn TMĐT Mỹ không cần đồng kiểm?
- Tổ 368 - Chuyên trách về hàng hoá trên không gian mạng
Sau khi Hà Nội ban hành Công điện số 15 về triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên cả nước, sáng nay 19/7 ghi nhận tại các chợ truyền thống, siêu thị, cửa hàng tiện ích... người dân mua sắm có đông hơn nhưng hàng hóa cũng rất dồi dào và giá cả bình ổn, không có tình trạng khan hàng thổi giá, cũng không có tình trạng người dân đổ xô đi mua hàng tích trữ.
Tiểu thương cũng khôgn thiếu hàng hoá
Ghi nhận tại các chợ truyền thống như chợ Nghĩa Tân, Chợ Hôm Đức Viên, Nguyễn Công Trứ, Mùng 8/3, Kim Liên, Thành Công... người dân vẫn mua sắm bình thường, không đông và không có tình trạng đổ xô mua hàng tích trữ, hàng hóa dồi dào, các mặt hàng thiết yếu không có nhiều biến động.
Các sạp thịt lợn tại chợ Nghĩa Tân đầy ắp hàng phục vụ nhu cầu của người dân ngày 19/7.
Cụ thể, một số loại xanh có tăng giá nhẹ như bí xanh từ 18.000-23.000 đồng/kg, khoai tây từ 13.000-15.000 đồng/kg, trứng gà ta từ 35.000-40.000 đồng/chục, rau cải chịp từ 15.000-18.000 đồng/kg, xà lách xoăn 40.000-45.000 đồng/kg, cà chua từ 25.000-30.000 đồng/kg, su su 10.000-13.000 đồng/kg, đỗ quả 15.000-20.000 đồng/kg...
Các mặt hàng thủy hải sản không tăng giá như tôm sú to từ 25 - 30 con giá 350.000-400.000 đồng/kg, mực lá 230.000- 250.000 đồng/kg, mực ống cỡ to giá 300.000-350.000 đồng/kg, cua đồng 100.000-120.000 đồng/kg, cá điêu hồng 55.000-60.000 đồng/kg, rô phi 40000-45000 đồng/kg... giá thịt lợn, thịt bò, gà giá không tăng so với những ngày trước như thịt bò từ 220.000 -240.000 đồng/kg, thịt lợn nạc vai 170.000 đồng/kg, ba chỉ 170.000 đồng/kg, sườn 170.000 đồng/kg, vai mông sấn 120.000 đồng/kg, vịt 60.000 đồng/kg, gà 75.000 đồng/kg...
Bác Phạm Thị Liên, chủ sạp rau xanh tại chợ Nguyễn Công Trứ cho biết: "Mấy hôm nay giá rau xanh trên thị trường có tăng nhẹ, nhất là các mặt hàng như khoai tây, bầu bí những loại quả có thể để được lâu. Mặc dù, sức mua của người dân có tăng lên những nguồn cung vẫn rất dồi dào, giá cả vẫn ổn định. Nhưng hôm nay từ sáng đến giờ người mua rau xanh lại bình thường. Tôi nghĩ chắc do mọi người lo lắng sợ tình hình dịch bệnh COVID-19 giống như TP HCM nên có tâm lý đổ xô đi mua rau củ quả tích trữ. Nhưng khi được các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về tình hình hàng hóa đồi dào, bà con chỉ nên mua đủ dùng không nên tích trữ nên mọi việc lại trở lại bình thường".
Đồng quan điểm này, chị Nguyễn Thị Na chủ cửa hàng chuyên bán buôn các loại trứng gia cầm tại chợ đầu mối cho biết, giá trứng gia cầm mấy hôm nay có tăng nhẹ từ 33.000-35.000 đồng/chục đối với trứng vịt, trứng gà ta từ 37000-40000 đồng/chục, trứng gà đỏ 25.000- 27.000 đồng/chục, người mua cũng tăng mạnh trong mấy hôm trước khi có thông tin Hà Nội thực hiện giãn cách. Nhưng sáng nay (19/7), sức mua đã trở lại bình thường không tăng mạnh như mấy hôm trước nữa.
Các mặt hàng thuỷ, hải sản tươi sống tại chợ cùng không có hiện tượng thiếu hàng hay tăng giá.
Chị Nguyễn Thị Hằng, ở phố Võ Thị Sáu, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết, do không nắm được thông tin thấy mọi người cứ đồn rằng Hà Nội sẽ bị giãn cách không cho bán hàng nữa nên tôi cũng lo lắng và mua tích trữ một ít đồ khô. Nhưng thực tế ngày hôm nay tôi chợ vẫn thấy hoạt động bình thường giá cả rau xanh, thịt lợn cũng không tăng giá là bao.
Là người tiêu dùng mua hàng tại chợ Nghĩa Tân, anh Hoàng Đình Cảnh (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Tôi chỉ mua lượng vừa đủ dùng trong ngày và ngày mai lại mua thực phẩm tươi sống mới. Tin tưởng vào sự chỉ đạo của nhà nước, sự vào của các bộ ngành, doanh nghiệp nên tôi không sợ thiếu nguồn cung. Là người dân, nên chúng tôi tuân thủ và chấp hành đúng quy định của nhà nước đề ra và hy vọng dịch bệnh sớm được đẩy lùi”.
Còn theo anh Nguyễn Bá Thuận- tiểu thương chợ Nghĩa Tân, nguồn cung đầu vào sáng nay có lên một chút khoảng 1- 2 giá, hàng hóa chủ yếu tăng ở nhóm hàng rau củ quả. nhưng ở đầu bán ra. Lượng khách cũng như những ngày thường, không có gì thay đổi.
Siêu thị luôn chuẩn bị sẵn nguồn hàng
Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, sáng 19/7 sở đã thành lập đoàn kiểm tra đi kiểm tra tại một số chợ dân sinh và siêu thị ghi nhận công tác phòng dịch COVID-19 cũng như việc đảm bảo nguồn cung hàng hóa tại các chợ và siêu thị cho thấy các doanh nghiệp đã làm rất tốt dự trữ nguồn hàng, không để kệ không, giá cả bình ổn, sức mua có tăng nhẹ.
Cùng với đó mặt hàng thịt lợn tại siêu thị cũng không thiếu như người dân nhầm tưởng.
Cụ thể tại chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội), các quầy hàng tiêu dùng không thiết yếu được các tiểu thương đóng cửa và thực hiện nghiêm theo Công điện 15 của UBND thành phố Hà Nội. Còn tại các quầy hàng rau xanh, thực phẩm tươi sống, nguồn cung dồi dào. Không có cảnh người dân đổ xô đi mua hàng hóa tích trữ.
Ông Mai Trí Thức, Giám đốc Siêu thị Vinmart Thăng Long cho biết, trong chiều hôm qua, sau khi có Công điện 15 của UBND Tp. Hà Nội thì sức mua cũng tăng đột biết nhưng không nhiều. Người tiêu dùng đã quen với việc phòng chống dịch nên không còn tâm lý tích trữ nhiều. Tuy nhiên, phía siêu thị đã ngay lập tức gọi về buổi chiều hôm qua để bà con mua sắm đồng thời chuẩn bị kịp lượng hàng để sáng nay người tiêu dùng có nhu cầu mua sắm thì đều đáp ứng.
“Phía siêu thị chuẩn bị nguồn hàng tăng từ 200 - 300%, đồng thời làm việc với nhà cunng ứng để có thể chuẩn bị nguồn hàng nhanh nhất và sớm nhất đảm bảo cung cấp cho người dân trong mọi tình huống xảy ra”, ông Mai Trí Thức nói.
Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Thái Dũng - Tổng Giám đốc Công ty BRG Retail- cho biết, doanh nghiệp đã chủ động làm việc với các nhà cung cấp để tăng lượng dự trữ hàng hóa tại từng điểm bán lên khoảng 300% và tăng gấp 10 lần tại kho hàng trung tâm; trong đó tập trung chủ yếu vào nhóm 13 mặt hàng thiết yếu cần bình ổn giá bao gồm: Gạo, thịt gà, trứng gà, thực phẩm chế biến, đồ hộp, thủy hải sản đông lạnh, bún mỳ phở ăn liền, dầu ăn, gia vị, rau củ quả… Hệ thống bán lẻ cam kết đảm bảo đủ lượng hàng.
“Nhằm góp phần bình ổn giá cả trên thị trường khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Công ty TNHH bán lẻ BRG (BRG Retail) đã xây dựng phương án bảo đảm cung ứng hàng hóa thiết yếu với mức giá không đổi tại hệ thống 77 siêu thị, Minimart thuộc BRGMart tại các tỉnh phía Bắc và nhiều tỉnh phía Nam (Tp. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu)”, ông Nguyễn Thái Dũng cho biết.
Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, thực hiện Công điện 15 của UBND Tp. Hà Nội, ngành công thương đã tích cực và triển khai ngay việc chuẩn bị để đáp ứng nhu cầu của người dân. Qua kiểm tra tại chợ dân sinh và siêu thị, sức mua của người dân tại chợ truyền thống tăng từ 10 - 15%, còn tại các siêu thị sức mua có tăng 20 – 30% trong ngày hôm qua và trong sáng nay thì sức mua diễn ra bình thường.
Các mặt hàng rau củ cũng đã được Big C Thăng Long bổ sung ngay sau khi được người dân mua hết tối hôm qua.
Theo bà Lan, quan trọng nhất đó là Hà Nội đã chuẩn bị nguồn cung từ các doanh nghiệp phân phối trong nhiều tháng qua do đó khi có biến động thì Hà Nội vẫn đáp ứng đủ. Hàng hóa hiện đang rất dồi dào, các hệ thống phân phối đều tăng nguồn hàng, tăng cường nguồn nhân lực để phục vụ người tiêu dùng. Người dân cũng rất bình tĩnh, không có tình trạng đổ xô đi mua hàng hóa tích trữ.
Tuy nhiên, thành phố Hà Nội vẫn chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường cùng với Sở Công Thương và các lực lượng chức năng trên địa bàn thường xuyên túc trực kiểm tra, nhắc nhở các tiểu thương thực hiện nghiêm quy định phòng chống dịch cũng như chương trình bình ổn giá đăng ký với thành phố Hà Nội đáp ứng nhu cầu người dân. Không găm hàng, tăng giá, trục lợi do dịch bệnh xảy ra.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận