Thời COVID-19 thị trường văn phòng cho thuê tại Việt Nam biến động ra sao?
Dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng mô hình văn phòng làm việc tại Việt Nam vẫn được duy trì ở mức cao do vẫn tồn tại cả hai mô hình chia sẻ và truyền thống do đặc thù của từng tổ chức sử dụng.
- Cá nhân cho thuê nhà có mức thu nhập dưới 100 triệu đồng mỗi năm không phải nộp thuế
- Hà Nội: Siết quy định mua bán, đầu tư, cho thuê nhà ở xã hội
- Từ 31/12, việc cho thuê, mượn ví điện tử như Momo, Zalopay... sẽ bị phạt tối đa 50 triệu đồng
Theo Phó Tổng giám đốc Savills Việt Nam Troy Griffiths nhận định, Việt Nam sở hữu một hệ thống các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) mạnh mẽ cùng với nền tảng khởi nghiệp rất năng động. Chủ của những doanh nghiệp tổ chức này thường không sử dụng không gian văn phòng truyền thống và do đó, không gian làm việc chung đã và đang phát triển rộng rãi.
Khi hoạt động kinh doanh của những khách thuê này phát triển hơn, họ sẽ cần những không gian văn phòng chính thức, từ đó làm gia tăng nguồn cầu cho thị trường văn phòng trong nước, đồng thời thúc đẩy mô hình làm việc kết hợp.
Thị trường cho thuê văn phòng tại Việt Nam đang chịu nhiều tác động của dịch COVID-19.
Theo ông Troy Griffiths, một số doanh nghiệp lớn trên thế giới sở hữu các ngành nghề truyền thống như ngân hàng, đầu tư tài chính, dầu khí, sản xuất ô tô..., đều lựa chọn việc sử dụng văn phòng truyền thống, nhưng cũng khá linh hoạt cho một số các bộ phận làm việc tại nhà một vài ngày trong tuần.
Một số doanh nghiệp lớn về công nghệ như Amazon, Apple, Google, Microsoft, Facebook, Netflix… thì vẫn đang tiếp tục áp dụng phương án làm việc tại nhà đối với toàn bộ các văn phòng trên thế giới và có kế hoạch cho nhân viên đi làm trở lại khi đại dịch được kiểm soát theo mô hình kết hợp một số nhân viên làm tại nhà, một số nhân viên tới văn phòng – ông Troy Griffiths cho hay.
Còn tại thị trường Việt Nam, nhu cầu thuê văn phòng cũng đang thay đổi nhanh chóng, nhất là trong những môi trường kinh doanh năng động. Đơn cử, tại TP HCM, thời gian gần đây, tốc độ phát triển rất mạnh mẽ trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản, công nghệ thông tin… nên nhu cầu thuê và sở hữu các diện tích văn phòng hiện đại, đa chức năng sẽ ngày càng tăng nhằm đáp ứng những nhu cầu làm việc của lực lượng lao động trẻ.
Tuy nhiên, gần đây, để đảm bảo phòng chống dịch COVID-19, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội với thời gian kéo dài thì mô hình văn phòng truyền thống sẽ có thể gặp phải thách thức.
Cùng đó, nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang tăng trưởng vững nhanh thì cách lựa chọn loại hình văn phòng của họ chắc chắn sẽ phù hợp và thúc đẩy sự phát triển của mô hình làm việc kết hợp trong tương lai.
Khảo sát của Savills cũng cho thấy, hầu hết nhóm nhân viên muốn có mặt tại văn phòng ít nhất một vài lần và hầu hết các công ty muốn có một mức độ chuyên cần từ các nhân viên của họ để đảm bảo việc hỗ trợ cho nhân viên mới; đồng thời thúc đẩy sự sáng tạo, khả năng hợp tác và năng suất lao động nói chung.
Thế nhưng, ở một số vị trí công việc như trong lĩnh vực ngân hàng sẽ tiếp tục phải làm việc tại các văn phòng truyền thống để đảm bảo chất lượng của hoạt động kiểm soát và an ninh.
Mô hình văn phòng chia sẻ hay truyền thống vẫn song trùng tồn tại giúp thị trường cho thuê tăng trưởng.
Dưới một góc nhìn khác, các chuyên gia của Công ty Colliers Việt Nam dự báo, trong tương lai gần, thị trường văn phòng cho thuê không bị “đe dọa” bởi các mô hình làm việc thay thế. Không gian làm việc chung ở Việt Nam xuất hiện và có khả năng tiếp tục phát triển cùng với các không gian văn phòng truyền thống.
Mặc dù thị trường văn phòng truyền thống vẫn sẽ tồn tại, nhưng sẽ thay đổi khi con người được đặt làm trọng tâm. Với sự phát triển của công nghệ, các giải pháp vận hành hiện đại, tương lai của thị trường văn phòng truyền thống vẫn khả quan, nhưng khó khăn không phải là ít.
Ông Andrew Macpherson, Trưởng bộ phận phát triển tài sản của Tập đoàn JLL tại châu Á - Thái Bình Dương khuyến nghị, để thu hút và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách thuê, chủ sở hữu tòa nhà văn phòng cũng như các nhà đầu tư phải nâng cao nhận thức về cải tiến mỹ quan, khả năng vận hành hoặc mở rộng, nâng cấp...
Cùng đó, việc lắp đặt các thiết bị tiết kiệm nước, thiết bị thông minh để theo dõi, đo lường và giảm tiêu thụ năng lượng được coi là nền tảng của chiến lược bền vững cho các tòa nhà văn phòng truyền thống. Những cải tiến này đòi hỏi sự thay đổi tư duy của các chủ sở hữu tòa nhà.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận