Lái xe an toàn: Cách xử lý hiện tượng kính lái bám sương hiệu quả
Lái xe an toàn khi gặp hiện tượng sương mờ bám trên kính lái ô tô do chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài xe gây mất an toàn cũng như khó chuỵ cho tài xế và hiện tượng này hoàn toàn có thể loại bỏ hoàn toàn bằng những thao tác đơn giản.
- Những lưu ý cần nhớ khi lái xe mùa mưa bão
- Thay dầu máy như thế nào cho đúng?
- Hướng dẫn cách tự thay lốp cho người mới sử dụng ô tô
Để lái xe an toàn trong tình trạng kính lái ô tô bám sương mờ thường xảy ra trong điều kiện trời mưa hay khi đi qua những khu vực có độ ẩm cao thường gây ra không ít bất tiện cho cánh tài xế. Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm như ở Việt Nam thì hiện tượng này càng trở nên phổ biến.
Nguyên nhân của hiện tượng kính lái hay kính cửa sổ hai bên của xe bám sương mờ xuất phát từ sự chênh lệch nhiệt độ phía ngoài và trong khoang lái. Nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ trong khoang nội thất kết hợp cùng với hoạt động của hệ thống điều hòa, hơi ấm tỏa ra từ người ngồi trong xe sẽ làm xuất hiện hơi nước ngưng tụ trên bề mặt kính. Điều này làm cản trở tầm nhìn của tài xế đồng thời gây khó khăn cho việc điều khiển xe.
Cách xử lý hiện tượng mời kính lái
Có rất nhiều cách để xử lý kính lái bị mờ. Tuy nhiên không phải cách nào cũng có thể giải quyết triệt để vấn đề. Để đạt được hiệu quả tốt, chủ xe có thể kết hợp cùng lúc nhiều biện pháp. Những gợi ý dưới đây, có thể sẽ giúp bạn đạt được kết quả mong muốn và lái xe an toàn.
Cách 1: Sử dụng hệ thống sấy kính
Khi đang vận hành, nếu kính xe xuất hiện một lớp nước mờ, nên chú ý đến chức năng sấy kính có trang bị trên một số dòng xe hiện nay. Cách làm này sẽ giúp kính lái hết mờ một cách tức thì nhưng hiện tượng sẽ trở lại khi người điều khiển xe tắt hệ thống.
Khi sử dụng chức năng sấy kính, các cửa sổ xe phải được đóng kín. Chỉ cần một kính cửa đóng không khít, thì hệ thống này sẽ hoạt động kém hiệu quả và hiện tượng mờ vẫn có thể xảy ra. Trên thực tế, không phải dòng xe nào cũng được trang bị hệ thống sấy kính nên nhiều lái xe không thể áp dụng được cách thức này.
Cách 2: Khai thác từ hệ thống điều hòa trên xe
Thông thường, hầu hết các xe hiện nay đều được trang bị điều hòa. Người lái có thể sử dụng bộ phận này để hạn chế việc kính lái bị mờ, bằng cách đưa nhiệt độ trong xe tiệm cận nhiệt độ bên ngoài.
Vậy nên sử dụng điều hòa nóng hay lạnh thì xe hết mờ kính lái để lái xe an toàn? Đây là câu hỏi đã gây ra rất nhiều tranh cãi giữa các tài xế. Một số người cho rằng, bật điều hòa nóng thì sẽ làm giảm hơi nước, nhưng thực tế lại khiến kính bị mờ thêm.
Cách làm đúng là bật điều hòa lạnh, từ đó kính sẽ bớt mờ trong một vài phút. Tuy nhiên, phương thức này chỉ áp dụng được khi nhiệt độ ngoài trời không quá lạnh, nếu không, nhiệt độ trong xe sẽ vượt quá mức chịu đựng của hành khách.
Chú ý, khi bật điều hòa lạnh, phải chuyển sang chế độ lấy gió trong. Một số trường hợp kính lái vẫn mờ ở chế độ hoạt động này do nhiệt độ trong xe lạnh hơn bên ngoài. Khi đó, kính lái bị mờ ở bên ngoài chứ không phải ở phía trong xe.
Không nên để hướng gió lạnh thổi trực tiếp vào kính lái và cửa sổ xe, điều này sẽ giúp giảm tần xuất xuất hiện hơi nước bám vào kính. Ngoài ra, cần gạt nước mưa cũng nên đặt ở chế độ hoạt động.
Nếu hệ thống điều hòa của xe kém, có thể sử dụng quạt gió từ hệ thống này kết hợp với chế độ lấy gió ngoài và cửa gió hướng thẳng lên kính lái. Cách làm này cũng giúp ích được phần nào chứ không giải quyết được triệt để vấn đề. Thêm nữa, khi thời tiết nồm ẩm hoặc xe chở nhiều người thì cách này không đem lại hiệu quả, thậm chí mang đến tác dụng ngược.
Cách 3: Hạ kính cửa sổ
Một số tài xế có kinh nghiệm còn có giải pháp hạ kính cửa sổ phía trước xuống khoảng 5 đến 10 cm và bật quạt gió để lưu thông khí trong và ngoài xe. Tuy nhiên, cách này chỉ sử dụng được trong trường hợp trời mưa nhỏ và nguy cơ nội thất xe bị bắn bẩn rất dễ xảy ra.
Nên hiểu rằng, hiện tượng kính mờ hơi nước không dễ bị loại bỏ ở những chiếc xe đời thấp hoặc điều hòa hỏng. Do vậy, để đảm bảo lái xe an toàn khi lái xe trong điều kiện này cần mức độ tập trung cao hơn, đi chậm và chuẩn bị giấy thấm (giấy ăn) để hút ẩm bên trong kính khi cần thiết.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận