Những thay đổi về mặt thiết kế xe đua F1 mùa giải 2021
Thế hệ xe đua F1 hiện nay sử dụng gầm phẳng với không khí chạy liền qua bộ khuếch tán ở phía sau cùng với cánh gió sau tạo ra phần lớn lực ép cho xe. Thế nhưng, thiết kế này lại tạo ra các luồng không khí xoáy, gây bất lợi cho xe chạy đằng sau. Những điều chỉnh mới trong quy định thiết kế sẽ giúp khắc phục phần nào bất lợi này.
- Tư thế lái xe của các tay đua F1 tại sao phải nằm khi lái
- Cơ chế hoạt động của túi khí ô tô liệu có phải "cứ đâm là nổ"
- Giải đua xe địa hình Việt Nam VOC đổi tên thành PVOIL Cup, khai mạc ngày 28/9/2019
Fédération Internationale de l’Automobile (FIA) và F1 đang lên kế hoạch công bố điều lệ mới cũng như những thay đổi về mặt thiết kế xe đua cho mùa giải Formula 1 2021. Mô tả chi tiết về những điều chỉnh này hiện đã được cập nhật trong video mới nhất của F1.
Một trong những thay đổi trọng tâm về mặt thiết kế theo quy định mới sẽ tập trung hạn chế bất lợi cho các xe đua chạy phía sau. Cần biết rằng, thế hệ xe đua F1 hiện nay sử dụng gầm phẳng với không khí chạy liền qua bộ khuếch tán ở phía sau cùng với cánh gió sau tạo ra phần lớn lực ép cho xe. Thế nhưng, thiết kế này tạo ra các luồng không khí xoáy, gây bất lợi cho các xe chạy đằng sau.
Xét về mặt này, những chiếc xe F1 hiện tại có thiết kế không mấy fairplay với đối thủ phía sau. F1 cho biết luồng khí thoát ra từ chiếc xe phía trước có thể làm giảm tới 45% – 50% lực ép xuống đường (downforce) của chiếc xe phía sau. Điều này gây bất lợi cho những xe chạy phía sau và ngăn cản các pha vượt mặt hay bức tốc mạnh mẽ. Những thay đổi về mặt thiết kế được kỳ vọng sẽ giúp khuyến khích những màn bám đuổi đẹp mắt trong mùa giải mới.
Như đã đề cập, theo giả lập, thế hệ xe F1 hiện nay mất khoảng 45-50% lực ép xuống đường bởi luồng khí nhiễu từ xe chạy phía trước. Bằng cách phân tích tính khí động học trong một thử nghiệm tại hầm gió vào tháng 7 vừa qua, các chuyên gia kỹ thuật của F1 nhận thấy rằng những điều chỉnh về mặt thiết kế có thể làm giảm tác động của luồng khí nhiễu này. Các xe chạy ở phía sau sẽ chỉ mất vào khoảng 5-10% lực ép so với 45-50% như trước đây – điều được coi là một bước tiến đáng kể.
Những thay đổi về quy định trong thiết kế sẽ bao gồm việc bánh xe có kích thước lớn hơn, cánh lướt gió sau mới, cánh lướt gió trước được tinh chỉnh, gầm xe được làm lại. Thế hệ xe F1 mới sẽ sử dụng gầm xe mang hiệu ứng “Venturi”. Về cơ bản, hiệu ứng Venturi sẽ cho gió đi qua một đường hẹp và phẳng, giúp tăng tốc và giảm áp lực. Khi gió đi ra khỏi khu vực đó, nó sẽ giảm vận tốc nhưng lại tăng áp lực nén xuống mặt đường, giúp cho xe có vận tốc vào cua nhanh hơn. Những bộ khuếch tán gió cao hơn phía sau xe giúp luồng không khí thoát ra theo đường thẳng, giúp làm cản độ giảm của gió, giúp xe chạy nhanh hơn.
Ngoài ra, với việc sử dụng hiệu ứng Venturi, cánh gió ở đằng sau sẽ nhỏ hơn và thiết kế đơn giản hơn. Điều này giúp các xe đằng sau tránh được đường không khí nhiễu động. Cùng với đó là việc đưa các bộ mâm kích thước lớn hơn làm lệch hướng không khí ở bánh trước sẽ giúp các xe giảm được sự nhiễu động không khí. Với việc điều khiển được các không khí nhiễu động, khu vực bảng xe sẽ được đơn giản hoá và không bị cầu kỳ như thế hệ xe F1 hiện nay.
“F1 là giải đua tốc độ danh tiếng nhất hành tinh, mỗi đội đua đều cố gắng tối ưu thiết kế sao cho những chiếc xe của mình trở thành cái tên nhanh và mạnh nhất. Lẽ dĩ nhiên, đây là mục tiêu quan trọng mà đội đua nào cũng hướng đến nhưng thiết kế không đúng quy định khiến luồng khí nhiễu từ xe phía trước gây quá nhiều cản trở cho các xe phía sau thì đó là lúc luật lệ cần can thiệp để đảm bảo tính công bằng. Bởi vậy chúng tôi luôn xem xét để tìm ra những điểm yếu trong các điều luật luật F1 hiện hành nhằm điều chỉnh.”
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận