Nguyên nhân xe khó nổ khi thời tiết lạnh và cách khắc phục
Vào mùa Đông khi thời tiết lạnh dẫn đến hiện tượng xe khó nổ, đặc biệt là vào buổi sáng. Hãy cùng Tạp chí Điện tử đi tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng trên.
- Lái xe an toàn: Những lưu ý sử dụng chế độ sưởi ấm trên ô tô đúng cách trong khi trời lạnh
- Lái xe an toàn: Cách xử lý hiện tượng kính lái bám sương hiệu quả
- Kinh nghiệm đường trường lái xe an toàn buộc các tài xế phải biết
Xe khó khởi động khi thời tiết lạnh kéo theo nhiều phiền phức cho người sử dụng nhất là vào những buổi sáng khi hàng tá công việc đang chờ chúng ta giải quyết. Nhiệt độ hạ thấp nhất ở miền Bắc là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này. Ngoài ra, yếu tố lâu không sử dụng cũng là nguyên nhân góp phần làm nên hiện tương này.
Nguyên nhân xe khó khởi động khi thời tiết lạnh?
Hiện tượng xe khó khởi động không chỉ gặp phải ở mô tô, xe máy mà nó còn xảy ra cả với những chiếc ô tô từ bình dân đến cao cấp. Theo các chuyên gia, mô tô, xe máy khó nổ hoặc có tiếng nổ không đều khi thời tiết xuống thấp hoặc không sử dụng trong thời gian hơn 6 giờ nguyên nhân là do động cơ của xe nguội dẫn đến nhiên liệu khó bị đốt cháy là thủ phạm gây ra hiện tượng trên. Thời tiết lạnh khiến làm cho bộ phận chế hòa khí và bộ phận đánh lửa của hầu hết xe gắn máy bị ảnh hưởng.
Cụ thể, nhiệt độ xuống thấp, khả năng bay hơi của nhiên liệu giảm làm cho hỗn hợp hòa trộn nhiên liệu và không khí thường không đủ độ đậm đặc (nghèo xăng - dầu) hơn lúc máy nóng hay trời ấm. Do đó, tỷ lệ căn chỉnh gió và nhiên liệu của bộ chế hòa khí ảnh hưởng trực tiếp đến việc khởi động xe khi trời lạnh.
Yếu tố khác, có thể, khi trời xuống thấp hoặc độ ẩm cao, không loại lượng không khí trong động cơ xe bị ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ trong chế hòa khí và ống dẫn nhiên liệu. Lượng nước bị ngưng tụ cũng có thế làm tắc một số bộ phận dẫn nhiên liệu hoặc ảnh hưởng đến bộ phận đánh lửa và nhanh tạo ra muội than tại bu-gi. Ngoài ra, lượng không khí cần thiết để đáp ứng cho quá trình khởi động xe bị thiếu hụt gây nên hiện tượng khó nổ.
Cách xử lý khi xe khó nổ máy khi thời tiết xuống thấp
Để khắc phục hiện tượng xe khó nổ, việc đầu tiên cần làm là không khởi động quá nhiều tránh tiêu hết điện trong bình ắc quy và áp dụng một số mẹo như: trước khi nổ máy nên tắt hết đèn, đạp khởi động xe, kéo le gió và bật chìa khóa đề nổ.
Với các xe có cần đạp, tắt chìa khoá đạp khởi động (đạp mồi) để cung cấp dầu và làm nóng các chi tiết trong động cơ trước khi bật chìa khoá đề nổ. Kéo le gió để nhiên liệu cung cấp cho buồng đốt được nhiều hơn và động cơ dễ nổ hơn. Khi kéo le gió không nên vặn tay ga vì sẽ làm tăng lượng gió vào và làm giảm độ đậm đặc của hỗn hợp hòa trộn. Sau khi động cơ đã hoạt động đều thì đẩy le gió từ từ trở lại hiện trạng ban đầu.
Đối với các dòng xe ga, do sử dụng le gió điện, trước khi nổ máy hãy bật khóa điện và vặn tay ga hết hành trình theo chiều ngược kim đồng hồ vài lần giúp hỗn hợp hòa trộn xuống buồng đốt. Thao tác này giúp cho lượng xăng khi vào buồng đốt đậm đặc hơn và không bị triệt tiêu nhiệt độ cháy bởi không khí lạnh khi cửa gió mở sớm.
Khi máy đã nổ thì giữ ở chế độ Garanti, rồi tăng ga làm duy trì trạng thái nổ không tải trong vài phút làm nóng máy, khi xe có tiếng nổ ổn định thì có thể cho xe chạy.
Hiện tượng xe nổ “giật cục” và cách xử lý
Hiện tượng này thường xảy ra khi mới vận hành trong thời tiết lạnh. Nguyên dân do động cơ vận hành trong tình trạng máy còn lạnh: nhiệt độ thấp làm giảm khả năng bôi trơn của dầu nhớt. Đồng thời làm nhiệt độ buồng đốt chưa đạt được độ nóng cần thiết.
Đây cũng là lúc mà độ hao mòn động cơ ở mức cao. Do đó, mỗi buổi sáng sớm, nên cho xe vận hành ở chế độ Garanti khoảng 1, 2 phút. Khi vặn tay ga thấy máy nổ mượt và đều, đó chính là lúc động cơ và dầu đã đạt được nhiệt độ cần thiết.
Ngoài ra, hiện tượng tay phanh cứng cũng thường xảy ra trong thời tiết hanh khô, nhiệt độ xuống thấp. Nguyên dân do khô dầu tay ga, tay phanh khiến cho việc sử dụng trở nên khó khăn và gây ra mất sự mất an toàn khi vận hành. Để xử lý hiện tượng này, không nên để dây phanh quá căng, bởi lúc này các ngón tay bị tê cứng do nhiễm lạnh làm mất đi cảm giác phanh.
Việc căn chỉnh dây phanh với các loại xe sử dụng phanh tang trống khá dễ dàng chỉ với thao tác nới ốc giữ chốt phanh. Đối với các loại xe sử dụng phanh dầu ép thủy lực thao tác phức tạp hơn, lời khuyên cho bạn nên mang xe ra ngoài cửa hàng sửa chữa để nhờ đặt lại nấc bơm dầu.
Ngoài ra, bảo dưỡng định kỳ cũng là biện pháp để xe hoạt động trơn tru và an toàn trong quá trình sử dụng. Ngày nay, việc bảo dưỡng toàn bộ xe được cung cấp khá rộng rãi với chi phí hợp lý. Do đó, khi thấy xe có những hiện tượng bất thường nên mang xe tới cửa hàng sửa chữa hoặc đại lý 3S của công ty để được kiểm tra và khắc phục.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận