Các cuộc nghiên cứu lớn cho thấy khẩu trang phẫu thuật có tác dụng làm giảm sự lây lan của virus Corona
Trong một năm rưỡi qua, các nhà khoa học đã chứng minh rằng khẩu trang làm giảm sự lây lan của virus. Nhưng rất khó để nghiên cứu xem khẩu trang giúp hạn chế sự lây truyền bệnh ở mức độ nào trong thế giới thực, nơi không phải ai cũng đeo khẩu trang, sử dụng cùng chất lượng khẩu trang hoặc thậm chí đeo khẩu trang đúng cách.
- Cách đeo khẩu trang y tế đúng giúp phòng, tránh virus Corona
- Bộ GTVT yêu cầu mọi đối tượng tham gia vận tải hành khách đều phải đeo khẩu trang
- Dân bán ô tô thời dịch corona kín bưng khẩu trang, hạn chế bắt tay
Các nhà khoa học đã thực hiện một cuộc nghiên cứu lớn ở Bangladesh về tác dụng của khẩu trang phẫu thuật trong phòng chống dịch Covid-19. Kết quả cho thấy, khẩu trang phẫu thuật làm giảm sự lây lan của SARS-CoV-2 và sẽ ‘chấm dứt bất kỳ cuộc tranh luận khoa học nào’ về việc liệu khẩu trang có hiệu quả hay không trong việc chống lại sự lây lan của COVID-19.
Trong một thời gian dài, những người phản đối việc đeo khẩu trang luôn đưa ra lí lẽ cho những phản biện của mình là: ‘Vậy bằng chứng đâu?’
Các nhà nghiên cứu thường quan sát và so sánh hành vi đeo khẩu trang với tỷ lệ lây nhiễm ở các khu vực khác nhau. Tuy nhiên, các thông số có thể bị xáo trộn bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Cách khác là chỉ định một cá nhân ngẫu nhiên để thực hiện việc đeo khẩu trang và so sánh với những cá nhân khác không đeo, đó bằng chứng thuyết phục nhất. Nhưng những điều đó rất tốn kém và khó thực hiện, đặc biệt là đối với một hành vi như đeo khẩu trang, vốn không phổ biến tại các nước phương Tây.
Trong thử nghiệm kéo dài từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021, các nhà nghiên cứu từ Bangladesh và Mỹ đã thử nghiệm hiệu quả của việc quảng bá và sử dụng khẩu trang trên 600 ngôi làng ở Bangladesh. Nghiên cứu với sự tham gia của hơn 342.000 người trưởng thành, là thử nghiệm lớn nhất từng được thực hiện về việc sử dụng khẩu trang. Với khoảng 178.000 người tham gia đeo khẩu trang được nhóm cung cấp miễn phí. Một nhóm luôn được can thiệp, nhắc nhở, theo dõi đeo khẩu trang thường xuyên và tránh xa những nơi công cộng như nhà thờ Hồi giáo, quán ăn, chợ,…
Trong nhóm nhận được nhiều sự can thiệp, 7,62% số người có các triệu chứng giống COVID-19, so với 8,62% ở nhóm không can thiệp. Các nhà nghiên cứu đã thu thập mẫu máu từ gần 11.000 người tham gia và nhận thấy rằng can thiệp làm giảm nhiễm COVID-19 có triệu chứng nặng xuống 9,3%
Trong bản báo cáo của mình, các nhà nghiên cứu cho biết: “Sự can thiệp chỉ khiến 29 người trong số 100 người phải đeo khẩu trang. Vậy nên kết quả của cuộc nghiên cứu này có thể sẽ cao hơn nhiều nếu số người đeo khẩu trang chiếm nhiều hơn".
Các ngôi làng được cấp khẩu trang vải hoặc khẩu trang phẫu thuật. Ở các làng được cấp khẩu trang phẫu thuật, tỷ lệ nhiễm bệnh giảm 11,2% so với nhóm dùng khẩu trang vải. Tỷ lệ đó thậm chí còn cao hơn ở người lớn tuổi. Ở những người từ 60 tuổi trở lên và được cấp khẩu trang phẫu thuật miễn phí cùng với các biện pháp can thiệp khác, khả năng mắc bệnh giảm 34,7% so với nhóm dùng loại khẩu trang vải.
Nghiên cứu cho thấy lợi ích của việc đeo khẩu trang, nhưng nó có một số hạn chế. Thí nghiệm không giải thích được liệu khẩu trang có làm giảm các triệu chứng nghiêm trọng hơn bằng cách giảm tải lượng virus mà người tiếp xúc hay không, hay liệu chúng có làm giảm hoàn toàn các bệnh nhiễm trùng hay không.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận