6 rủi ro thị trường chứng khoán nhà đầu tư nên quan tâm
Thị trường chứng khoán đã tăng mạnh từ cuối tháng 3 do tâm lý sợ mất cơ hội của các nhà đầu tư và sự hoài nghi về đà tăng của thị trường có tiếp tục duy trì, theo Goldman Sachs.
- TP HCM: Người dân đã quan tâm hơn đến các chợ hiện đại trong dịp Tết Độc lập
- Vincomerce đã từng được GIC quan tâm lớn trước khi về với Masan
Dưới đây là 6 rủi ro mà Goldman Sachs cho rằng các nhà đầu tư nên xem xét:
1. Tỷ lệ lây nhiễm gia tăng bên ngoài New York
Trong khi New York đã có kết quả tích cực trong việc ngăn chặn bùng phát Covid-19 thì nhiều đợt bùng phát khác lại xuất hiện trên khắp nước Mỹ. Nhiều nguồn lây nhiễm khác đã gia tăng và để có được sự hồi phục nhanh chóng như ở Đức và Trung Quốc là điều không dễ dàng.
Tỷ lệ lây nhiễm có thể gia tăng nhanh hơn khi các bang mở cửa trở lại. Nếu không có vacxin, một đợt bùng phát kéo dài có thể dập tắt nhịp tăng của thị trường chứng khoán, theo các nhà phân tích.
2. Khởi động lại nền kinh tế cần quá trình dài
Goldman Sachs đã trích dẫn lời của Tập đoàn Idex Corp, gã khổng lồ sản xuất của Mỹ, cho biết, họ kỳ vọng rằng sự hồi phục là dần dần, một sự hồi phục hoàn toàn vào mùa Thu là chuyện không thể diễn ra.
Dữ liệu được công bố vào thứ Sáu tuần trước cho thấy, số lượng người thất nghiệp lên tới 20,5 triệu người, đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên mức 14,5%. Với nhiều doanh nghiệp đang vật lộn để duy trì hoạt động thì việc tuyển dụng không có khả năng tăng trở lại trong thời gian tới.
3. Dự phòng rủi ro khoản vay
Hầu hết các ngân hàng ở Mỹ đều hy sinh lợi nhuận cho các khoản trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong quý I. Khoản trích lập dự phòng rủi ro tín dụng này lên đến 46 tỷ USD chỉ trong 3 tháng đầu năm so với 49 tỷ USD trong cả năm 2019. Cách làm mang tính thận trọng của những ngân hàng này với giả định tỷ lệ thất nghiệp sẽ chỉ tăng lên khoảng 10%, theo Goldman Sachs.
Với việc thị trường lao động đang gặp khó khăn hơn dự kiến, các nhà phân tích nhìn thấy rằng cần thêm 115 tỷ USD khoản trích lập dự phòng trong vòng 12 tháng tới.
Động thái này có khả năng buộc nhiều công ty phải hủy bỏ các chương trình mua cổ phiếu quỹ. Goldman Sachs dự kiến, việc mua cổ phiếu quỹ sẽ giảm 50% trong năm nay, làm giảm lượng cầu cổ phiếu lớn nhất trong thập kỷ qua.
4. Cổ tức bị cắt giảm
Các công ty bị ảnh hưởng suy thoái kinh tế cũng có khả năng sẽ cắt giảm các khoản thanh toán cổ tức. Cho đến nay, hơn 40 công ty đã giảm hoặc tạm dừng thanh toán vào năm 2020 và Goldman cho rằng cổ tức sẽ giảm 23% trong năm nay.
5. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020
Nếu đại dịch Covid-19 và bất ổn giá dầu không đủ tạo ra biến động cho thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư có cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020 đáng mong chờ.
Goldman Sachs nhận thấy thị trường tập trung vào cuộc tranh cử trong quý III/2020 khi nền kinh tế ổn định và trọng tâm là việc chính sách thuế sẽ thay đổi như thế nào.
Luật thuế năm 2017 có thể được đảo ngược nếu như Tổng thống Donald Trump phải rời Nhà Trắng và khi đó, lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Các nhà phân tích dự báo rằng thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) trong chỉ số S&P 500 sẽ giảm 19 USD vào năm tới nếu một chính sách thuế mới như vậy được thực hiện.
6. Căng thẳng quốc tế
Vấn đề chính trị trong nước không phải là vấn đề duy nhất thúc đẩy rủi ro thị trường tăng cao. Một cuộc nhen nhóm gần đây về căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã đè nặng lên các nhà đầu tư vào đầu tháng 5 và nhắc nhở các thị trường về những mâu thuẫn vẫn chưa được giải quyết.
Các hành động của Nhà Trắng đối với Trung Quốc trở nên theo “trường phái diều hâu” và các cuộc căng thẳng có thể leo thang hơn khi đại dịch lắng xuống, theo Goldman Sachs.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận