Kinh tế nga 'lâm nguy' khi doanh nghiệp nước ngoài đồng loạt rút khỏi thị trường
Liên tiếp là các tên tuổi lớn trên thế giới tuyên bố rời bỏ thị trường Nga do ảnh hưởng từ căng thẳng với Ukraine đã khiến cho nền kinh tế nga vốn đã "rệu rã" nay đã trở nên "lâm nguy" bất chấp nỗ lực của chính quyền Tổng thống Putin kiểm soát tình hình.
- Apple ngừng bán sản phẩm tại Nga
- Binance cho phép các giao dịch tiền ảo đến từ Nga bất chấp các nỗ lực trừng phạt của Mỹ và châu Âu
- Anonymous tuyên bố đã tấn công website của Bộ Quốc phòng Nga
Ngày càng nhiều công ty quốc tế, bao gồm cả Apple, Disney và Ford, đang tìm cách rút lui ở Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Mặc dù, Nga đã cố gắng ngăn chặn điều này với các biện pháp kiểm soát vốn mới được công bố trong tuần này.
Nhưng, theo các chuyên gia, “những biện pháp đối phó chỉ làm chậm quá trình chảy máu, mà không làm gì để ngăn nó trở thành vết thương sâu sắc”.
30 năm về trước khi Liên Xô ‘gục ngã’, các doanh nghiệp ở các nước đã liên tục tăng cường sự hiện diện của Nga ở khắp nơi, đem ‘thương hiệu’ này đến gần hơn với tất cả mọi người.
Đây là một trong những bước ngoặc thay đổi lớn của Nga. Nhưng giờ đây, sau khi chiến sự Nga - Ukraine nổ ra, ngày càng có nhiều công ty tuyên bố ngừng hoạt động tại Nga.
Động thái này diễn ra sau khi phương Tây siết gọng kìm kinh tế đối với Nga bằng một loạt các biện pháp, bao gồm đóng cửa bầu trời đối với máy bay Nga, cô lập nhiều ngân hàng Nga khỏi hệ thống tài chính toàn cầu SWIFT (Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu) và hạn chế khả năng triển khai dự trữ ngoại hối 630 tỉ USD của Moscow.
Thức ăn nhanh và nước giải khát
McDonald's, Coca-Cola, Starbucks và Heineken là những công ty lớn nhất tuyên bố đang ngừng hoạt động kinh doanh tại thị trường Nga sau khi chịu sức ép phải hành động ngày càng tăng.
McDonald's cho biết họ đã tạm thời đóng cửa khoảng 850 nhà hàng tại Nga. Starbucks cũng cho biết 100 quán cà phê của họ tại Nga sẽ đóng cửa.
Ngành Ô tô
Tuần trước, Ford đã thông báo rằng họ sẽ tạm ngừng hoạt động của mình tại Nga. Nhà sản xuất ô tô Mỹ có 50% cổ phần trong Ford Sollers, một liên doanh sử dụng ít nhất 4.000 người và được chia sẻ với công ty Sollers của Nga.
Tương tự, Jaguar Land Rover, General Motors, Aston Martin và Rolls-Royce là những nhà sản xuất ô tô đã tạm dừng giao xe cho Nga do cuộc xung đột, trong khi nhà sản xuất thiết bị xây dựng JCB đã tạm dừng mọi hoạt động tại đây.
Ngành hàng không
Boeing cho biết hôm thứ Ba rằng họ sẽ đình chỉ hỗ trợ cho các hãng hàng không Nga. Đại diện truyền thông của công ty xác nhận rằng họ đang tạm dừng "các bộ phận, dịch vụ bảo trì và hỗ trợ kỹ thuật cho các hãng hàng không Nga", đồng thời "đình chỉ các hoạt động chính ở Moscow và tạm thời đóng cửa văn phòng của chúng tôi ở Kiev”.
“Gã khổng lồ” Airbus theo sau Boeing với một động thái tương tự vào thứ Tư. Trong một tuyên bố, nhà sản xuất máy bay cho biết họ đã "đình chỉ các dịch vụ hỗ trợ cho các hãng hàng không Nga, cũng như việc cung cấp phụ tùng thay thế cho nước này”.
Công nghệ
Apple cũng đã tạm dừng bán toàn bộ sản phẩm của hãng này tại Nga và hạn chế một số dịch vụ khác như Apple Pay và Apple Maps. Các cửa hàng của nhà sản xuất iPhone cũng đã đóng cửa.
Samsung, nhà cung cấp điện thoại di động hàng đầu ở Nga, cho biết sẽ tạm dừng các chuyến hàng đến nước này nhưng không nói liệu các cửa hàng của họ có đóng cửa hay không.
Meta(công ty mẹ của Facebook), Twitter, Spotify cũng tuyên bố sẽ chặn quyền truy cập, "giảm khả năng hiển thị và khuếch đại" nội dung truyền thông nhà nước Nga. Trong khi Netflix tuyên bố, họ từ chối phát sóng các kênh truyền hình nhà nước của Nga tại quốc gia này.
Google và Youtube cũng cho biết họ sẽ không cho phép các hãng truyền thông nhà nước của Nga chạy quảng cáo hoặc kiếm tiền từ nội dung của họ nữa.
Kể cả ‘gã khổng lồ’ Intel cũng ngưng tất cả các sản phẩm của mình tại Nga.
Tương tự, một số lĩnh vực tài chính, hãng dầu và khí đốt, truyền thông giải trí, bán lẻ, vận chuyển hàng hóa, công ty tư vấn cũng có những động thái tương tự khi tuyên bố đóng cửa hàng hoặc dịch vụ của mình tại Nga.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận