Tiền ảo Pi Network sẽ tiếp bước Bitcoin về độ ‘hot’?
Pi Network với lợi thế dễ khai thác ngay trên smartphone mà không cần phải kết nối mạng đang thu hút giới "đào tiền ảo" trên khắp thế giới khi không thể bám theo đà tăng kỷ lục trong thời gian gần đây của Bitcoin.
- Bitcoin tăng trưởng "thần tốc" để vượt mốc 1 nghìn tỉ USD vốn hoá thị trường
- Đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin có thể trở thành công cụ chống lạm phát?
- "Bong bóng" Bitcoin đối mặt với tương lai không mấy khả quan trong năm 2021
Việc tham giao đào tiền ảo Pi Network được nhóm phát triển giới thiệu là cự kỳ đơn giản khi có thể được "đào" trực tiếp trên smartphone, mà không ảnh hưởng đến hiệu suất điện thoại, không làm cạn kiệt pin hay sử dụng dữ liệu mạng.
Người "đào Pi" cũng có thể tắt ứng dụng hay tắt mạng mà vẫn "đào" được Pi, chỉ cần sau mỗi 24 giờ truy cập vào ứng dụng một lần là có thể tiếp tục khai thác Pi.
Dự án tiền ảo Pi Network đang ở giai đoạn 2 có nhiều sự quan tâm từ cộng đồng đào tiền ảo. Ảnh Đức Thanh
Dự án Pi Network khởi động từ ngày 14.3.2019 khi ứng dụng di động ra mắt. Tốc độ khai thác ban đầu là 3,1 Pi/giờ và sẽ giảm một nửa nếu số lượng người dùng tăng lên tới một mức nhất định. Đến cuối tháng 12.2020, ứng dụng đào Pi đã có hơn 10 triệu thành viên tham gia, tốc độ khai thác đã ở mức 0,2 Pi/giờ.
Dự án Pi NetWork có 3 giai đoạn: Beta, Testnet và Mainnet. Pi Network hiện ở giai đoạn Testnet bắt đầu từ tháng 3.2020. Vì đang ở trong giai đoạn thử nghiệm nên đồng Pi chỉ có giá trị xấp xỉ 0 USD/Euro và người đào chưa thể rút Pi.
Giai đoạn này, người có Pi sử dụng cho việc trực tiếp mua bán hàng hóa và dịch vụ trả bằng Pi với những thành viên hoạt động trên thị trường Pi Network, hoặc đợi đến giai đoạn Mainnet của dự án để đổi Pi lấy các loại tiền tệ khác trên sàn giao dịch tiền điện tử.
Người đào Pi có thể gia tăng tỷ lệ nhận Pi bằng cách mời thêm bạn bè tham gia cộng đồng và tăng thu nhập bằng cách xây dựng vòng tròn bảo mật. Vòng tròn bảo mật này là nhóm gồm 3-5 người đáng tin cậy được mỗi thành viên Pi xây dựng, giúp ngăn chặn các hành vi gian lận trên ứng dụng.
Do có cách khai thác dễ dàng như vậy nên nhiều người nghi ngờ Pi Network chỉ là một trò lừa đảo. Nhưng khi nào Pi Network hay các đồng tiền ảo trôi nổi trở thành lừa đảo?
Bỏ qua chuyện tốn thời gian và công sức, một đồng tiền ảo sẽ là lừa đảo khi dụ dỗ người tham gia bỏ tiền vào một sàn ảo với cam kết lãi suất xx% theo tháng.
Đây là mô hình Ponzi (hay mô hình kim tự tháp) lấy của người đến sau trả cho người vào trước từng bùng nổ vào năm 2017 với đủ loại coin đa cấp như iFan, Pincoin hay BitConnect.
Mô hình lừa đảo này sẽ sụp đổ khi người sáng lập bỏ của chạy lấy người, mà thuật ngữ trong giới gọi là sập sàn. Thực tế, cho dù sàn không sập, những đồng tiền ảo lừa đảo không có tính thanh khoản thậm chí còn không bằng giấy vụn. Nó hoàn toàn vô giá trị bởi không ai mua bán trao đổi, nhà đầu tư và người đào coin sẽ mất trắng.
Thời điểm này, chúng ta chưa thể khẳng định giá trị thực sự của mô hình đào tiền ảo Pi, nhưng việc bỏ một chút thời gian mỗi ngày mà ‘không ảnh hưởng gì’ đã thu hút được khá đông người tải ứng dụng.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận