Việc cấp, đăng ký Sổ đỏ trên Cổng dịch vụ công được đề xuất như sau:
- Bằng văn bản.
- Qua Cổng dịch vụ công.
- Qua tin nhắn SMS.
- Thông báo xác minh, kiểm tra hồ sơ mà không trả kết quả, nêu rõ lý do vì sao và gửi bằng hình thức:
- Bằng văn bản.
- Qua Cổng dịch vụ công.
- Qua tin nhắn SMS.
Đặc biệt, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất cũng có thể nộp nghĩa vụ tài chính (nộp thuế đất, tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ…) bằng cách nộp trực tiếp hoặc nộp online thông qua chức năng thanh toán trên Cổng dịch vụ công.
Việc trả kết quả cũng được trả bằng một trong hai hình thức:
- Trực tiếp.
- Thông qua dịch vụ bưu chính và người dân phải nộp tiền phí dịch vụ theo quy định tại địa điểm theo nhu cầu của người yêu cầu.
Như vậy, căn cứ quy định trên, sắp tới đây, nếu dự thảo này được thông qua, người dân có thể hoàn toàn thực hiện thủ tục xin cấp Sổ đỏ bằng hình thức online và nhận hồ sơ qua bưu điện mà không phải trực tiếp đến tận nơi để làm thủ tục như hiện nay.
Người dân phải nộp tiền đấu giá bằng 20% tổng giá trị đất?
Đây là quy định được đề xuất tại khoản 3 Điều 1 dự thảo. Theo đó, quy định này bổ sung Điều 17a về việc đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất. Theo đó, quy định cụ thể được đề xuất như sau:
5. Người trúng đấu giá phải nộp tiền đặt cọc bằng 20% giá trị của thửa đất tính theo giá trúng đấu giá ngay tại phiên đấu giá và trước khi lập biên bản đấu giá. Khoản tiền đặt trước quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được khấu trừ vào tiền đặt cọc.
Trong khi đó, theo khoản 1 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản năm 2016, khi tham gia đấu giá, người tham gia phải nộp tiền đặt trước và khoản tiền này phải nằm trong khoảng từ 5% - 20% so với giá khởi điểm của tài sản đấu giá.
Và sau khi trúng đấu giá, điểm b khoản 2 Điều 48 Luật Đấu giá tài sản chỉ quy định, người trúng đấu giá phải thực hiện nghĩa vụ:
b) Thanh toán đầy đủ tiền mua tài sản đấu giá cho người có tài sản đấu giá theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan;
Như vậy, theo quy định này, sau khi trúng đấu giá, căn cứ vào hợp đồng mua bán đấu giá tài sản hoặc quy định liên quan khác, người trúng đấu giá phải thanh toán đủ tiền mua tài sản đấu giá trong thời hạn nộp tiền trúng đấu giá đã thoả thuận.
Trong khi đó, dự thảo này đã bổ sung quy định yêu cầu nghĩa vụ của người trúng đấu giá đất là phải nộp ngay ít nhất 20% giá trị thửa đất ngay tại phiên đấu giá và trước khi lập biên bản đấu giá.
Có thể thấy, quy định này được đề xuất khá hợp lý bởi hiện nay, có một số trường hợp trúng đấu giá và “bùng” không chịu hoàn thành nghĩa vụ thanh toán đủ tiền đấu giá đất theo quy định trong hợp đồng. Qua đó dẫn đến tổn thất cho bên tổ chức đấu giá cũng như người đấu giá.
Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ tài chính bằng cách nộp tiền trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua chức năng thanh toán của Cổng dịch vụ công. Cơ quan nhà nước sẽ thông báo cho người làm thủ tục nộp các giấy tờ theo quy định trước khi họ hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
Kết quả giải quyết thủ tục đất đai được trả tại cơ quan nhà nước hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích, tùy theo yêu cầu của người dân. Người dân phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, chính xác của nội dung hồ sơ kê khai và giấy tờ nộp.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời gian qua, việc đăng ký biến động đất đai, cấp sổ đỏ cho người dân còn gặp khó khăn, nhất là tại địa phương có địa bàn rộng. Đề xuất nói trên nhằm tiết kiệm thời gian, công sức của người dân và phục vụ chuyển đổi số.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người dân.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận