Cơ hội thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN phát triển năng lượng sạch và sạch hơn
Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế Năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN năm 2025 (VCAE EXPO 2025), Diễn đàn Quốc tế năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN 2025 (VCAE IF 2025) đã được tạp chí Năng lượng (Hiệp hội Năng lượng Việt Nam) và Hội đồng Điện lực Trung Quốc phối hợp tổ chức.
- Contech Vietnam 2025: không gian công nghệ mới ngành xây dựng, mỏ và giao thông
- Khai mạc Triển lãm quốc tế năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN 2025
- Rạng Đông cùng VinFast Energy phát triển giải pháp năng lượng tái tạo và lưu trữ
Áp lực mở rộng chuỗi cung ứng điện
Phát biểu khai mạc diễn đàn, TS. Tạ Đình Thi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết, trong bối cảnh hiện nay, Ngành năng lượng Việt Nam phải đảm bảo cả mục tiêu tăng trưởng cao (GDP 8% năm 2025 và trên 2 con số trong giai đoạn 2026 – 2030), đáp ứng an ninh năng lượng lẫn mục tiêu chuyển dịch sang năng lượng xanh, sạch và giảm phát thải khí nhà kính phù hợp xu thế quốc tế.
Ông Tạ Đình Thi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. |
Với thách thức phát triển cao về NLTT, Việt Nam còn đứng trước một thách thức cấp bách nữa, là tình trạng cơ sở hạ tầng lưới điện và thiết bị hệ thống truyền tải thiết yếu có thể không đáp ứng kịp mức tăng trưởng kinh tế và tính bền vững. Tức là, Việt Nam đang đối mặt Hợp tác để đối phó với thách thức lưới điện. Đồng thời tính cấp thiết về kết nối hệ thống và trao đổi mua bán điện giữa Việt Nam với Trung Quốc, Việt Nam với Lào, Campuchia nói riêng và Việt Nam với khu vực ASEAN nói chung.
Trung Quốc là quốc gia có thế mạnh về các nguồn năng lượng sạch và sạch hơn, đã và đang chuyển dịch mạnh mẽ sang các nguồn năng lượng phi carbon, đồng thời cải tiến việc sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch để vừa đảm bảo nguồn năng lượng ổn định, vừa đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường khắt khe.
Hiện tại, tỷ lệ điện NLTT là 1.460 MW/3.400 MW, đạt 43% tổng công suất hệ thống, Trung Quốc đang là một trong những quốc gia nổi bật về phát triển NLTT kèm với chuỗi cung ứng vượt trội về năng lượng mặt trời đang tác động sâu rộng tới khu vực.
Các nước trong khu vực ASEAN cũng đang có những mục tiêu tăng trưởng tối đa về NLTT và hướng tới những mục tiêu kỳ vọng về phát triển xanh, sạch phù hợp với tiềm năng và định hướng của mình trên cơ sở tìm kiếm sự cân bằng tăng trưởng kinh tế với nhu cầu cấp thiết về năng lượng sạch, tái tạo.
Hợp tác để đối phó với thách thức
Với chủ đề “Cơ hội thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN về giải pháp, công nghệ và đầu tư phát triển năng lượng sạch và sạch hơn”, tại diễn đàn, các chuyên gia, nhà quản lý và doanh nghiệp đã tập trung thảo luận về: Các loại nguồn điện gió, mặt trời, điện khí LNG, điện rác, sinh khối và thảo luận các giải pháp sản xuất hydro xanh bằng nguồn năng lượng tái tạo, cũng như những gợi ý về mô hình điện hạt nhân trong vai trò mới.
Những thuận lợi, khó khăn và bất cập về chính sách, cơ chế, giá cả sản phẩm; vốn đầu tư, hạ tầng kỹ thuật; huy động nguồn lực triển khai các loại hình năng lượng sạch.
Ông Dương Côn - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Điện lực Trung Quốc (CEC). |
Diễn đàn cũng giới thiệu các thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại của ngành năng lượng và các kinh nghiệm áp dụng phù hợp với điều kiện của Việt Nam, Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN, phù hợp quá trình chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh, sạch, sạch hơn và giảm phát thải khí nhà kính.
Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về các cơ chế áp dụng tài chính - tín dụng xanh, tín chỉ carbon trong quá trình chuyển dịch năng lượng; Giải pháp thông minh trong quản lý vận hành, điều độ hệ thống điện và giải pháp hiệu quả cho quá trình hỗ trợ chuyển đổi phục hồi hệ thống điện.
Chia sẻ kinh nghiệm phát trên NLTT của Trung Quốc tại diễn đàn, ông Dương Côn - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Điện lực Trung Quốc (CEC) cho biết, từ khi thành lập đến nay, CEC luôn tích cực thúc đẩy giao lưu và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng - điện lực, tham gia sâu vào quản trị năng lượng toàn cầu, đóng góp cho phát triển năng lượng an toàn và bền vững.
CEC phát huy vai trò quan sát viên trong Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, liên tiếp 3 năm tổ chức các sự kiện bên lề tại Hội nghị các Bên (COP), quảng bá rộng rãi thành tựu phát triển carbon thấp của Trung Quốc.
CEC đi sâu nghiên cứu cơ chế CBAM (Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon) và Luật pin mới của EU, tích cực bảo vệ nguyên tắc "trách nhiệm chung nhưng có khác biệt" trong ứng phó biến đổi khí hậu.
“Chúng tôi đẩy mạnh công nhận lẫn nhau về chứng chỉ điện xanh, đề xuất nhiều tiêu chuẩn quốc tế trong các lĩnh vực mới như điện sạch và cơ sở sạc và liên tục thúc đẩy kết nối điện lực khu vực Đông Bắc Á, tham gia tích cực các diễn đàn như Trung - Thái, Trung - Philippines, và RCEP”, ông Dương Côn cho hay.
Theo tạp chí Điện tử và Ứng dụng
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận