Hệ sinh thái ngân hàng - Nền tảng cho quá trình số hoá các 'nhà băng'
Chuyển đổi số ngân hàng hiện nay vẫn đang được thực hiện theo năng lực của từng tổ chức tài chính cũng như quy mô hoạt động do đó Việt Nam cần phải có một nền tảng thể chế để từ đó tạo dựng một hệ sinh thái ngân hàng chung có thể tương thích với mọi nhân tố trong nền tài chính quốc gia.
- FCV 2019: Số hoá ngân hàng hướng đến mục tiêu tăng khả năng tiếp cận của người dùng
- Cuộc đua cung cấp ngân hàng số - thanh toán không tiền mặt
- Người tiêu dùng Việt sẽ có trải nghiệm ngân hàng số theo nhu cầu sử dụng
Là hiệp hội nghề nghiệp chuyên ngành, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, hiện vấn đề chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt là nhu cầu bức thiết.
Tuy nhiên, trong thực tế khi áp dụng thì việc chuyển đổi số của các ngân hàng ở Việt Nam còn nhiều vấn đề phát sinh như: chưa tương thích về công nghệ, chuyển đổi số chưa đồng bộ…
Giờ đây, ngân hàng nào đáp ứng được nhu cầu người dân sẽ có hệ sinh thái lớn nhất và ngay bản thân các tổ chức tín dụng cũng phải phối kết hợp với nhau để cùng phát triển.
Số hoá ngành ngân hàng đang là yêu cầu tất yếu trước những thay đổi cách tiêu dùng ứng phó với thời kỳ dịch COVID-19 hoành hành.
Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhấn mạnh, việc chuyển đổi số là cơ hội, nhiệm vụ, trách nhiệm của ngành ngân hàng, hướng đến thanh toán không dùng tiền mặt. Ngành ngân hàng đã có kế hoạch chuyển đổi số đến năm 2025, hướng đến năm 2030.
Ông Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng, Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho rằng, xu thế ngân hàng số cũng như hệ sinh thái là vấn đề rất quan trọng; cần định hình hệ sinh thái là gì, đi từ nội hàm căn bản, trong đó có các phạm trù: khách hàng; kết hợp đa dạng sản phẩm, dịch vụ từ nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiều nhà cung cấp khác nhau; tích hợp dữ liệu trên nền tảng số. Như vậy sẽ tạo ra cơ hội và thách thức cho mỗi ngân hàng.
Tại Tọa đàm, các diễn giả đã trình bày ý kiến chuyên sâu, tập trung vào các chủ đề: Xây dựng mối quan hệ và gắn kết khách hàng trong thế giới số; nâng cao trải nghiệm cho khách hàng trong thời kỳ COVID-19; tái gắn kết khách hàng của chi nhánh trong thời kỳ giãn cách và tích hợp mô hình đa kênh...
Xu hướng phát triển hệ sinh thái ngân hàng số trong bối cảnh “bình thường mới” tạo nên sự đa dạng hóa các dịch vụ theo mô hình đa kênh nhằm thu hút và đáp ứng kỳ vọng của khách hàng.
Bên cạnh đó, các quy định về các giải pháp đổi mới sáng tạo, hiệu quả cho hoạt động ngân hàng, thiết kế trải nghiệm khách hàng và đảm bảo an toàn, bảo mật cho các giao dịch trực tuyến.
Các chuyên gia cũng nhận định, hiện nay ngành ngân hàng đang phải đối mặt với những thay đổi không nhừng của môi trường kinh doanh số nên sẽ cần phải có những biện pháp đổi mới hiệu quả.
Cho đến thời điểm này, khi các dịch vụ tài chính còn được cung cấp bởi từ các công ty dịch vụ phi truyền thống cũng đang tạo sức ép cạnh tranh đối với các ngân hàng, bên cạnh đó còn là dịch vụ Mobile Money cũng đang trong quá trình hoàn thiện để có thể thực hiện thí điểm ngay trong năm nay.
Nhu cầu sử dụng đa dạng các dịch vụ ngân hàng số của cả khối khách hàng cá nhân và doanh nghiệp đều tăng cao, khách hàng kỳ vọng nhiều hơn vào các giải pháp cá nhân hóa và tiện lợi cho mọi nhu cầu hàng ngày thông qua một ứng dụng trực tuyến duy nhất.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận