Ấn Độ cân nhắc lệnh cấm với 257 ứng dụng của Trung Quốc
Sau lệnh cấm 59 ứng dụng, mới đây Ấn Độ tiếp tục cân nhắc về con số 257 ứng dụng của Trung Quốc, đây tiếp tục được xem là một đòn giáng mạnh lên lên ngành công nghệ kỹ thuật số "giữa hai người hàng xóm".
- TikTok đứng đầu danh sách 59 ứng dụng của Trung Quốc bị Ấn Độ cấm sử dụng
- 90% camera an ninh ở Việt Nam xuất xứ từ Trung Quốc là con số đáng báo động về an toàn thông tin?
- 5G Trung Quốc đấu với Vệ tinh cung cấp internet toàn cầu của Mỹ
Theo nguồn tin từ Thời báo kinh tế Ấn Độ cho biết, sau lệnh cấm đối với 59 ứng dụng của Trung Quốc vào tháng trước, quốc gia này đã tăng cường kiểm duyệt. Do đó, nhiều công ty Internet Trung Quốc có thể bị cấm, trong bối cảnh căng thẳng leo thang.
Chưa đầy một tháng kể từ khi thông báo cấm 59 ứng dụng trên điện thoại di động của Trung Quốc như TikTok và Wechat..., Ấn Độ sẽ xem xét thêm 275 ứng dụng Trung Quốc (app) để xác định liệu có bất kỳ hành vi nào gây tổn hại đến an ninh quốc gia của Ấn Độ không, cũng như vi phạm quyền riêng tư của người dùng.
Hình ảnh minh họa.
Các ứng dụng bị cấm này bao gồm tựa game sinh tồn PUBG của Tencent, mạng xã hội video Zili của Xiaomi, ứng dụng mua sắm trực tuyến AliExpress của Alibaba, Bytedance, Resso và ứng dụng camera ULike... Nguồn tin cho biết, chính phủ có thể cấm tất cả, hoặc có khả năng một phần hoặc không cấm (các ứng dụng) trong danh sách.
Lệnh cấm đã được áp dụng theo Mục 69A của Đạo luật Công nghệ thông tin, với các quy định có liên quan nhằm chống lại mối đe dọa từ các ứng dụng này đối với chủ quyền và bảo mật của quốc gia.
Động thái này có thể là một đòn giáng mạnh vào tham vọng "con đường tơ lụa" kỹ thuật số của Trung Quốc.
Đáp trả về vụ việc, phát ngôn viên của Bộ Thương mại Trung Quốc cho rằng, Ấn Độ đang vi phạm các quy tắc liên quan của WTO. Đồng thời, đại diện giới chức nước này hy vọng quốc gia Nam Á sẽ ngay lập tức chấm dứt các hành vi phân biệt đối xử có liên quan đối với Trung Quốc và các công ty Trung Quốc.
Trong khi đó, đại diện ByteDance (chủ sở hữu TikTok, Helo) và Alibaba (công ty sở hữu UC Browser) cho biết họ chưa thể đưa ra bình luận vào lúc này.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận