Chính quyền Mỹ bất ngờ tuyên bố tạm hoãn áp đặt lệnh trừng phạt với TikTok
Chính quyền Mỹ ngày 12/11 tuyên bố sẽ hoãn thi hành lệnh cấm đối với Tik Tok, qua đó chấp nhận phán quyết có lợi cho ứng dụng chia sẻ video của Trung Quốc này.
- "Làm nhục" phụ nữ Việt Nam qua Tiktok
- Chính phủ Mỹ muốn có một phần lợi ích từ các hoạt động của TikTok
- Dưới áp lực của Mỹ, TikTok có nguy cơ thành Huawei tiếp theo?
Trong một công báo liên bang, Bộ Thương mại Mỹ cho biết cơ quan này sẽ hoãn thi hành lệnh cấm - vốn được yêu cầu thực hiện dựa trên những mối quan ngại về an ninh quốc gia mà Washington nêu ra - do phán quyết ngày 30/10 của một thẩm phán liên bang.
Bộ Thương mại sẽ tuân thủ các nội dung của phán quyết này, đồng thời nêu rõ lệnh cấm sẽ không có hiệu lực cho tới khi xuất hiện diễn biến pháp lý tiếp theo. ByteDance - công ty chủ quản của TikTok chưa đưa ra bình luận nào trước thông báo của Bộ Thương mại Mỹ.
Chính quyền Mỹ bất ngờ tuyên bố tạm hoãn áp đặt lệnh trừng phạt với TikTok.
Thẩm phán Wendy Beetlestone tại tòa án bang Pennsylvania ngày 30/10 đã ra phán quyết ngăn chặn Bộ Thương mại Mỹ cấm TikTok có các hoạt động tại Mỹ như lưu trữ dữ liệu, dịch vụ nội dung và các giao dịch kỹ thuật khác.
Bà Beetlestone nêu rõ lệnh cấm của Bộ Thương mại Mỹ sẽ dẫn đến việc đóng một ứng dụng hiện có khoảng 700.000 triệu người sử dụng trên toàn thế giới, trong đó hơn 100 triệu người ở Mỹ và ít nhất 50 triệu người trong số này sử dụng hằng ngày.
Ngày 12/11 (theo giờ Mỹ) là thời hạn chót mà ByteDance phải chuyển nhượng lợi ích trong các hoạt động củaTikTok tại Mỹ theo sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump hồi giữa tháng 8. Tuy nhiên, ngày 10/11, ByteDance đã đệ đơn đề nghị Tòa án phúc thẩm Mỹ ngăn chặn thực hiện sắc lệnh trên.
Trước đó ngày 10/11, tập đoàn ByteDance (Trung Quốc) - công ty mẹ của ứng dụng TikTok - đã đệ đơn đề nghị Tòa án phúc thẩm Mỹ ngăn chặn sắc lệnh của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu công ty phải chuyển nhượng ứng dụng chia sẻ video này.
Động thái trên được đưa ra trong bối cảnh đã đến hạt chót ngày 12/11 (theo giờ Mỹ) ByteDance phải chuyển nhượng lợi ích trong các hoạt động của ứng dụng chia sẻ video TikTok tại Mỹ theo sắc lệnh hôm 14/8 vừa qua.
Trong tuyên bố mới nhất, đại diện TikTok nêu rõ: “Trước những yêu cầu mới liên tiếp được đưa ra và hiện chưa rõ những giải pháp đề xuất của chúng tôi có được chấp thuận hay không, chúng tôi đã đề nghị Mỹ gia hạn 30 ngày chỉ thị trong sắc lệnh ngày 14/8”.
Công ty này nhấn mạnh nếu Chính phủ Mỹ không gia hạn quyết định, công ty buộc phải đệ đơn kiến nghị lên tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình. Đơn kiến nghị trên nêu đích danh Tổng thống Donald Trump, Bộ trưởng Tư pháp William Barr, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và đại diện Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS).
Văn bản này cho rằng hành động của CFIUS và sắc lệnh của ông Trump nhằm “tìm cách ép công ty bán rẻ TikTok, một doanh nghiệp trị giá hàng tỷ USD được xây dựng dựa trên công nghệ của ByteDance”.
Nhà Trắng, Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp Mỹ hiện chưa đưa ra bình luận về thông tin trên. TikTok đang hoạt động ở khoảng 150 nước trên thế giới. Riêng tại Mỹ có hơn 100 triệu người dùng ứng dụng chia sẻ video đình đám này.
Chính quyền Tổng thống Trump lo ngại ứng dụng tiềm ẩn mối đe dọa an ninh quốc gia từ các hoạt động thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng, trong khi TikTok đã bác bỏ điều này.
TikTok vẫn đang trong quá trình đàm phán với Walmart Inc và Oracle Corp về thỏa thuận phân chia cổ phần trong công ty mới TikTok Global, có nhiệm vụ giám sát hoạt động của TikTok tại Mỹ để đảm bảo ứng dụng này tiếp tục được sử dụng ở thị trường này.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận