Có cả triệu cuộc tấn công mạng nhắm vào doanh nghiệp trong quí I/2020
Theo báo cáo về an ninh mạng toàn cầu cho biết, chỉ trong quý I/2020, đã có hơn 1 triệu lượt tấn công khai thác tiền mã hóa vào các thiết bị của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Đông Nam Á.
- 70% phụ nữ là nạn nhân của tấn công mạng
- Bùng nổ tấn công mạng vào hệ thống làm việc online mùa COVID-19
- Ông Nguyễn Trọng Đường: Mỗi giờ Việt Nam đang chịu hơn 1 cuộc tấn công mạng
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, các công ty đang lo ngại về vi phạm dữ liệu và ransomware. Tuy nhiên, số liệu thống kê mới từ công ty an ninh mạng toàn cầu tiết lộ rằng mối đe dọa lớn nhất trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Đông Nam Á không phải là một trong hai đe dọa trên, mà là tấn công khai thác tiền mã hóa.
Theo đó, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2020, đã có hơn 1 triệu tấn công khai thác tiền mã hóa vào các thiết bị của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Đông Nam Á, cao hơn 12% so với 949.592 sự cố vào cùng kỳ năm ngoái.
Những cuộc tấn công này thường xuyên nhắm đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tổng số tấn công khai thác tiền mã hóa trong quý I/2020 cũng cao hơn đáng kể so với 834.993 vụ tấn công lừa đảo và 269.204 tấn công ransomware vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực.
Ông Yeo Siang Tiong, Tổng giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á cho biết, tấn công khai thác tiền mã hóa có sức tàn phá thấp hơn nhiều so với ransomware, vi phạm dữ liệu, hay những tấn công tương tự khác. Tuy nhiên, đây vẫn là rủi ro mà doanh nghiệp nhỏ và vừa cần cực kỳ đề phòng.
“Tội phạm mạng đứng sau các cuộc tấn công này đang sử dụng tài nguyên của chính tổ chức: điện năng, băng thông dữ liệu, phần cứng đắt tiền. Nghiên cứu của chúng tôi còn phát hiện ra rằng, tấn công khai thác tiền mã hóa có thể làm phồng pin, gây biến dạng vật lý cho thiết bị di động. Giống như việc khiến nạn nhân phải thanh toán hóa đơn khổng lồ cho dịch vụ mình còn chưa được dùng đến, đó là cách tin tặc khai thác lỗ hổng bất hợp pháp đang gây ra cho tổ chức”, ông Yeo Siang Tiong nói.
Tấn công khai thác tiền mã hóa (cryptojacking) là các cuộc tấn công có thể gây ra cả tổn thất trực tiếp và gián tiếp cho doanh nghiệp. Các công cụ khai thác tiền mã hóa lây nhiễm vào máy tính của người dùng về cơ bản hoạt động theo cùng phương thức như ransomware: khai thác tài nguyên máy tính của nạn nhân để làm giàu cho tội phạm mạng.
Ngoài việc tăng đáng kể mức tiêu thụ điện và sử dụng CPU, tấn công khai thác tiền mã hóa làm tăng sự hao mòn trên phần cứng bằng cách tác động lên phần mềm lõi. Băng thông lãng phí cũng làm giảm tốc độ và hiệu quả công việc.
Hơn nữa, mã độc mã hóa có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về hiệu suất thiết bị, gây ảnh hưởng đến hoạt động mạng của doanh nghiệp.
Dữ liệu cho thấy, Indonesia và Việt Nam là các quốc gia có số tấn công khai thác tiền mã hóa nhắm vào doanh nghiệp nhỏ và vừa cao nhất ở Đông Nam Á và trên toàn cầu. Hầu hết các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, ngoại trừ Philippines và Thái Lan, cũng đã ghi nhận sự gia tăng về tấn công này trong quý I/2020.
Để chặn phần mềm quảng cáo và nội dung bị nhiễm mã độc qua email, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể sử dụng Kaspersky Security for Microsoft Office 365. Công cụ này giúp bảo vệ thiết bị khỏi các mối đe dọa tiên tiến, với tất cả dịch vụ trong một cho các hoạt động giao tiếp và làm việc nhóm trên Microsoft Office 365.
Công cụ này còn giúp ngăn chặn sự lây lan của các mối đe dọa độc hại bao gồm ransomware, virus, Trojans, lừa đảo...
Kaspersky cho biết, sẽ miễn phí 6 tháng sử dụng Kaspersky Security for Microsoft Office 365 cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực Đông Nam Á. Kaspersky cũng tổ chức một khóa học trực tuyến miễn phí kéo dài 20-30 phút về cách để các công ty bảo đảm an toàn mạng khi làm việc từ xa.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận