Giải pháp an ninh toàn diện cho mô hình ‘hybrid work’
Đại dịch Covid-19 đã khiến người lao động tại Việt Nam làm quen với khái niệm làm việc tại nhà (work from home), đến nay, người lao động Việt Nam đã sẵn sàng đón nhận xu hướng làm việc kết hợp (hybrid work).
- 3 cách cải thiện kỹ năng an ninh mạng cho nhân viên khi làm việc từ xa
- HP Wolf Security: Xu hướng làm việc từ xa khiến rủi ro an ninh mạng tăng cao
- Biện pháp bảo vệ thông tin an toàn khi làm việc trực tuyến
“Hybrid work” - Tiềm ẩn rủi ro an ninh mạng
Khi người lao động làm việc từ xa hoặc môi trường “hybrid work”, họ là một trong những lỗ hổng an ninh lớn nhất của doanh nghiệp, nhất là những rủi ro về an toàn thông tin (ATTT) khi truy cập từ các thiết bị bên ngoài.
Ảnh minh họa
Mô hình “hybrid work” được nhiều công ty công nghệ tại Việt Nam áp dụng linh hoạt thành công vượt qua đại dịch, và nó trở thành xu thế tại Việt Nam trong giai đoạn “bình thường mới”.
Theo dữ liệu của Kaspersky, trong vòng nửa đầu năm 2021, có tổng cộng 47.602.256 cuộc tấn công brute-force đối với giao thức máy tính từ xa (RDP – Remote Desktop Protocol) tại Việt Nam.
Mô hình làm việc kết hợp “hybrid work” có tính năng động cao hơn, có hiệu quả cho doanh nghiệp nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thông tin (ATTT) như, doanh nghiệp không kiểm soát được thiết bị đầu cuối kết nối vào mạng, không kiểm soát được chính sách ATTT trên thiết bị, ứng dụng, không kiểm soát được dữ liệu ra/vào hệ thống…
Những lỗ hổng bảo mật này khiến người lao động (nhân viên làm việc từ xa) trở thành mục tiêu của tin tặc do sử dụng những thiết bị cá nhân không an toàn kết nối vào mạng công ty mà các giải pháp truy cập từ xa truyền thống như VPN (virtual private network) hay tường lửa còn tồn tại nhiều điểm yếu, khó kiểm soát các chính sách ATTT trên thiết bị người dùng, dẫn đến thiếu độ tin cậy của phiên kết nối, làm gia tăng nguy cơ tấn công mạng vào các thiết bị đầu cuối.
Viettel M-Suite tiên phong bảo mật cho “hybrid work”
Viettel M-Suite là một sản phẩm có cách tiếp cận mới mẻ và hiện đại về lĩnh vực bảo mật kết nối từ xa, được áp dụng trên giao thức SDP (Software Defined Perimeter). SDP là một mô hình bảo mật mạng kết nối 1-1 giữa người dùng và các tài nguyên mà họ truy cập.
Kiến trúc của giải pháp Viettel M-Suite
Viettel M-Suite là một nền tảng bảo mật mạnh mẽ, cung cấp giải pháp SDP toàn diện nhất trong ngành an ninh, có khả năng bảo mật mọi ứng dụng, trên mọi nền tảng, ở bất cứ vị trí nào. Đặc biệt, Viettel M-Suite có thể triển khai kinh doanh theo mô hình On-Premise hoặc Cloud. Khả năng triển khai linh hoạt theo nhiều mô hình, có thể đáp ứng được cho mọi loại hình doanh nghiệp, dễ dàng mở rộng theo chiều ngang khi doanh nghiệp tăng nhu cầu sử dụng.
Đại diện Viettel chia sẻ, tại Tập đoàn, mỗi ngày có trung bình có 6.000 người dùng hoạt động và 50.000 giờ làm việc qua Viettel M-Suite, giúp Tập đoàn đảm bảo doanh thu, không bị ảnh hưởng ngay trong thời kỳ cao điểm dịch bệnh. Viettel cũng đã mở rộng được khu vực hoạt động của các nhân viên bán hàng một cách nhanh chóng tại các vùng sâu, vùng xa, trước đây gặp rất nhiều khó khăn khi phải kéo đường truyền riêng mới có thể truy cập vào hệ thống nội bộ.
Viettel M-Suite tuân thủ và vượt qua những nguyên tắc cốt lõi trong lĩnh vực bảo mật an ninh mạng, ngang tầm giá trị với các sản phẩm tương đương trên thế giới về ngành an ninh công nghệ số với các tính năng chính: đầu tiên là việc thay thế các quy tắc truy cập tĩnh bằng cách phân quyền trực tiếp thông qua các chính sách truy cập linh hoạt, phù hợp với tình huống sử dụng của người dùng.
Đồng thời, cho phép nhà quản trị dễ dàng thay đổi chính sách bảo mật dựa trên những hoạt động, địa điểm và thời gian người dùng thao tác. Việc kiểm soát truy cập cụ thể như vậy đảm bảo người dùng cuối chỉ truy cập những tài nguyên cần thiết để thực hiện công việc của mình một cách bảo mật, nhất quán và tự động loại bỏ yếu tố lỗi gây ra bởi người dùng.
Viettel M-Suite được thiết kế để hoạt động trên cả điện toán đám mây và máy chủ vật lý, cung cấp các biện pháp kiểm soát truy cập nhất quán trên các môi trường có quy mô khác nhau. Nhà quản trị có thể kết nối liền mạch người dùng tới các ứng dụng nội bộ thông qua các chính sách truy cập của Viettel M-Suite.
Viettel M-Suite đã đạt nhiều giải thưởng lớn, Giải Sản phẩm ATTT triển vọng xuất sắc tại Chương trình Bình chọn Danh hiệu “Chìa khóa vàng” năm 2021 do Hiệp hội ATTT Việt Nam (VNISA) tổ chức, đạt Danh hiệu Sao Khuê năm 2022 tại lĩnh vực Bảo mật và an toàn thông tin do Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức và Giải vàng tại Cuộc thi quốc tế Cybersecurity Excellence Awards 2022 tại hạng mục Zero Trust Security.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận