Hãng sản xuất chip được sự hậu thuẫn của Trung Quốc tìm cơ hội đầu tư trong nước
Do vấp phải những lệnh trừng phạt của Mỹ do thuộc "danh sách đen" của Washington, hãng sản xuất chip nhận sự hẫu thuẫn lớn từ nhà nước Trung Quốc SMIC đã phải tím kiếm cơ hội đầu tư trong nước khi chuẩn bị xây dựng nhà máy tại Thượng Hải.
- Hãng chế tạo chip hàng đầu Trung Quốc SMIC tiếp tục là tiêu điểm của căng thẳng Mỹ - Trung Quốc
- Samsung: Chiếm lĩnh thị trường smartphone 5G ở Việt Nam
- Huawei, Qualcomm 'vạ lây' nếu Mỹ cấm SMIC
Tập đoàn sản xuất chất bán dẫn quốc tế SMIC của Trung Quốc hôm 3/9 cho biết sẽ đầu tư 8,87 tỷ USD xây dựng một nhà máy chip ở Thượng Hải để mở rộng công suất trong bối cảnh tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu.
Đây được coi là một động thái nhằm đẩy nhanh sự tự chủ của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong lĩnh vực sản xuất chip.
SMIC cho biết họ sẽ xây dựng một dây chuyền sản xuất với công suất mỗi tháng lên đến 100.000 tấm đĩa bán dẫn (wafer) 12 inch tại Khu Thương mại Tự do Lingang (FTZ) ở quận Pudong - trung tâm thương mại của Trung Quốc.
Không thể đầu tư ra nước ngoài do vấp phải các lệnh trừng phạt của Mỹ nên SMIC đã phải tìm kiếm cơ hội ở thị trường trong nước khi đầu tư nhà máy sản xuất chip tại Thượng Hải.
Kế hoạch của SMIC sẽ tập trung vào xưởng đúc mạch tích hợp và các dịch vụ công nghệ liên quan đến quy trình sản xuất chip 28 nanomet trở lên, được hỗ trợ bởi một liên doanh thuộc sở hữu của SMIC.
Đối tác liên doanh của SMIC là Lingang FTZ và tập đoàn này cho biết họ đang tìm kiếm các nhà đầu tư khác với nguồn vốn lên đến 5,5 tỷ USD.
Một phần hoạt động của SMIC thường xuyên được hỗ trợ bởi quỹ sản xuất chip trực thuộc nhà nước của Trung Quốc. Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã đầu tư hàng tỷ USD để giúp các công ty sản xuất chip trong nước bắt kịp với các đối thủ toàn cầu ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ.
Kế hoạch xây dựng một nhà máy chế tạo chất bán dẫn mới của SMIC được công bố sau khi tập đoàn này đưa ra phương án mở rộng tương tự cho các nhà máy mới ở Thâm Quyến và Bắc Kinh trong những tháng gần đây.
SMIC cũng nằm trong "danh sách đen" của Washington vì những lo ngại liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia, mặc dù tập đoàn này đã phủ nhận mối quan hệ với quân đội Trung Quốc.
Trong khi các biện pháp hạn chế của Mỹ đã cản trở kế hoạch sản xuất chip cao cấp của SMIC, hiệu quả tài chính của tập đoàn này vẫn mạnh mẽ do nhu cầu sử dụng chip toàn cầu tăng cao trong khi nguồn cung hạn chế.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận