Khách Tây hủy đơn hàng trong tích tắc vì nhờ Google đọc tin nhắn của tài xế công nghệ
Đây là câu chuyện do một thanh niên kể lại trên mạng xã hội, kèm theo đó là hình ảnh về cuộc trò chuyện giữa người đàn ông ngoại quốc và shipper.
- Tài xế trả lại tiền, cụ bà trả sổ nghèo: Sự tử tế nâng đỡ niềm tin
- 5G và các xu hướng công nghệ đang tạo ra thế hệ tiêu dùng mới
Việc khách du lịch đến Việt Nam nghỉ dưỡng và thăm thú nhưng bất đồng ngôn ngữ cũng là điều thường thấy. Thế nhưng, điều này đôi khi lại gây ra những trở ngại không đáng có, thậm chí những tình huống "dở khóc, dở cười" mà cả du khách và người bản địa gặp phải.
Mới đây, câu chuyện do một thanh niên kể lại trên mạng xã hội, kèm theo đó là hình ảnh về cuộc trò chuyện giữa người đàn ông ngoại quốc và shipper với tình huống bi hài khiến dân mạng "cười ra nước mắt".
Người khách Tây kể lại, nửa đêm qua mình gặp một chuyện đáng sợ và lúc đó cần phiên dịch nên không được. Vì quá sợ hãi nên anh đã hủy luôn chuyến xe.
Vị khách Tây phải hủy order vội vàng sau dòng tin nhắn của người shipper
Nguồn cơn đầu tiên bắt đầu từ việc shipper viết sai chính tả "giao hàng" thành "dao hàng". Sau đó, phần mềm google dịch lại dịch sát nghĩa nhất có thể và cuối cùng biến thành một câu có ý nghĩa hoàn toàn khác ban đầu. Câu này còn mang đến sự hiểu lầm tai hại khiến người đàn ông ngoại quốc hoảng sợ.
Nguyên văn câu chuyện được kể lại như sau: "Chuyện là bạn mình (người Mỹ) mới qua Việt Nam được 2 tuần nên chưa thông thạo đường lắm, hay gọi ứng dụng ship đồ ăn qua app cho tiện đỡ phải ra ngoài. Hôm đó nửa đêm gọi lại báo bị dọa giết, gọi mình thì mình ngủ mất rồi nên sợ quá hủy chuyến luôn.
Sáng hôm sau kể lại là ông shipper nhắn tin cho nó: "Tôi sẽ giao sớm cho bạn" nhưng nhắn thành "Toi se dao som cho ban". Nó dùng google dịch thì là: "Tao có con dao cho mày". Thằng bé sợ quá hủy luôn, nhịn đói đi ngủ". Chính tả quan trọng lắm đó các bạn. Hãy gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt".
Ngay sau khi đăng tải, câu chuyện bi hài này đã khiến người đọc được một phen cười ngặt nghẽo. Đa phần đều đồng cảm với nỗi sợ hãi của người đàn ông ngoại quốc này.
Bởi lẽ, nếu bản thân chúng ta mà gặp phải trường hợp tương tự cũng đành "hủy chuyến vội" chứ biết làm sao! Tuy nhiên, số khác thì thương cảm cho cả anh chàng giao hàng, bởi chẳng hiểu lý do gì mà mình bị "bùng hàng" vô lý và có phần khó hiểu đến vậy.
Vậy mới thấy, sự bất đồng ngôn ngữ đôi khi gây ra nhiều tình huống tai hại thế nào, và nếu viết Tiếng Việt mà chính tả thì sẽ khiến sự việc càng thêm... bi đát hơn!
Theo Tạp chí ĐIện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận