Kinh doanh online sẽ đi về đâu ‘thời iOS 14.5’
Giới chuyên gia nhận định các nhà bán hàng cần đa dạng hóa nền tảng giao tiếp, phục vụ người dùng, tận dụng các sàn thương mại điện tử thay vì lệ thuộc quá nhiều vào một nền tảng như trước.
- "Dấu chấm hết" cho dịch vụ kinh doanh đòi nợ thuê từ 1/1/2021
- Dân kinh doanh online được dự báo là đối tượng của tội phạm mạng
- Bán hàng online - Bí kíp tự cứu mình của các thành phần kinh tế thời COVID-19
Tận dụng đa dạng các sàn thương mại điện tử
Theo các chuyên gia thương mại điện tử, đây là lúc doanh nghiệp và cửa hàng mở rộng nền tảng quảng cáo và bán hàng. Những đơn vị tiềm lực có thể xây dựng website riêng hoặc tìm đến báo chí, các công cụ quảng cáo của Google. Với những nhà bán hàng quy mô vừa và nhỏ, việc tận dụng các sàn thương mại điện tử được xem là giải pháp tối ưu.
Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho biết: "Sàn thương mại điện tử - nơi quy tụ hàng chục triệu lượt truy cập mỗi tháng là kênh tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng. Thêm vào đó, các nền tảng này cũng thường xuyên cải tiến với nhiều công cụ quảng cáo và chiến dịch bán hàng được chú trọng đầu tư. Đây sẽ là nền tảng kinh doanh mà các nhà bán hàng nên nhanh chóng tận dụng để nâng cao doanh thu, thay vì lo lắng khi bị phụ thuộc quá nhiều vào một nền tảng và thắt chặt tương tác".
Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Kiên Giang, chủ cửa hàng Hufuholic trên một sàn thương mại điện tử cho biết, một trong những khó khăn lớn nhất khi bắt đầu kinh doanh là việc tiếp cận khách hàng mới và mở rộng mô hình kinh doanh.
Khi chuyển sang kinh doanh online, ông đã tận dụng chương trình marketing miễn phí có sẵn trên các nền tảng trực tuyến này. Nhờ vậy ông kết nối với người dùng dễ dàng hơn, tiếp cận nhiều người dùng mới, từ đó phát triển quy mô nhanh chóng. Từ một nhà bán hàng nhỏ, Shopee đã giúp ông Giang đưa Hufuholic thành một trong những chuỗi mỹ phẩm có tiếng, trở thành nền tảng xây dựng sự nghiệp của chính ông.
Tham gia, học hỏi các kênh chia sẻ kiến thức
Một trong những lợi thế của các sàn thương mại điện tử trong thời gian qua là tài nguyên người dùng. Bên cạnh đó, thông qua nền tảng này, nhà bán hàng còn trau dồi thêm kiến thức, thu thập kinh nghiệm từ đội ngũ hỗ trợ hoặc seller khác, từng bước hoàn thiện bức tranh chiến lược kinh doanh trực tuyến mà không tốn quá nhiều chi phí. Đây được xem như cơ sở giúp họ phát triển hoạt động kinh doanh trên nhiều nền tảng một cách bền vững.
Hiện nhiều sàn thương mại điện tử triển khai lớp học trực tuyến hàng tuần, đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm bán hàng đến nhà bán hàng mới,những người có ý định thử sức với kinh doanh online. Những lớp học này đều do các chuyên gia và những nhà bán hàng thành công, có doanh thu nổi trội truyền đạt. Đồng thời, họ còn tổ chức các nhóm cộng đồng, tạo môi trường thân thiện, thoải mái cho mọi người trao đổi, học hỏi lẫn nhau.
"Việc hiểu rõ các công cụ bán hàng và lợi ích chúng mang lại giúp Shopee và nhà bán hàng đồng hành lâu dài, hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, nền tảng cũng có các kênh tổng hợp thông tin miễn phí cho người bán như Học viện Shopee hay kênh YouTube Shopee Uni, thường xuyên cập nhật thông tin, tài liệu", đại diện Shopee chia sẻ.
Nhờ loạt hoạt động đào tạo miễn phí này, ông Vũ Trung Anh Rim, chủ cửa hàng Beyours nắm được cách quản lý khoa học và hiệu quả kinh doanh, có thêm thời gian cho gia đình và sở thích cá nhân. Ông thậm chí phải mở rộng kho, tăng vốn lên 4-5 lần mới có thể đáp ứng phần nào nhu cầu ngày càng lớn của người dùng so với trước kia, sau khi tham gia bán trên các sàn thương mại điện tử. Ngoài ra, ông cũng đề cập việc những người bán hàng mới cần tập trung vào sản phẩm chủ lực để tạo nên khác biệt.
Hiện nay, các nhà bán hàng không thuộc Shopee Mall được miễn phí hoa hồng và có cơ hội gia tăng độ nhận diện, thúc đẩy doanh số thông qua các chiến dịch lớn trong năm. Chương trình "Khởi đầu mới, triệu đơn tới" triển khai gần đây của Shopee hỗ trợ 160.000 đồng vào tài khoản quảng cáo của nhà bán hàng, đồng thời miễn phí gói "Hoàn xu Xtra", voucher 50% cho những người bán mới bắt đầu kinh doanh trên nền tảng.
Là một trong các doanh nghiệp hưởng lợi từ những giải pháp hỗ trợ của sàn thương mại điện tử, ông Nguyễn Hùng Tuấn, chủ thương hiệu giày nữ Erosska khẳng định bán hàng trên nền tảng này là một phần không thể thiếu trong hành trình tạo ra hàng triệu đôi giày của mình.
"Chúng tôi khởi đầu tại Shopee và đó là bệ phóng giúp chúng tôi phát triển vượt bậc trên hầu hết nền tảng khác. Từ một thương hiệu khởi đầu bằng 2 triệu đồng, hiện tại Erosska đã có hơn 50 nhân sự và doanh số hàng tháng gấp rất nhiều lần con số ban đầu", ông chia sẻ.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận