Bán hàng online - Bí kíp tự cứu mình của các thành phần kinh tế thời COVID-19
Yêu cầu cách ly xã hội đang khiến cho các ngành hàng trở nên vắng vẻ và đây là điều kiện cho việc áp dụng công nghệ để thực hiện các giao dịch trực tuyến nở rộ để các doanh nghiệp, cửa hàng tự cứu mình trước khi được giải cứu bởi chính sách.
- 10 “mánh lới” bán hàng bậc thầy của Apple: Đọc xong mới biết vì sao Apple lại thành công đến vậy
- Mở điểm bán hàng mới đảm bảo nguồn cung cho hoạt động "giãn cách xã hội"
- Ưu, nhược điểm của thiết kế website bán hàng bằng WordPress
Tâm lý lo ngại dịch COVID-19 khiến nhiều hàng quán, cửa hàng vắng khách. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các cửa hàng, doanh nghiệp đổi mới phương thức kinh doanh, tự giải cứu chính mình bằng các tiện ích của công nghệ 4.0.
Chị Nguyễn Thu Hương, chủ cửa hàng Điện tử Hải Yến trên phố Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết, từ khi xảy ra dịch COVID-19 tại Hà Nội, lượng khách đến mua hàng giảm nhiều. Tuy nhiên cũng vì thế mà chị đẩy mạnh quảng cáo trên mạng xã hội và các website bán hàng trực tuyến. Đặc biệt, từ khi thực hiện chủ chương của Chính phủ về giãn cách xã hội, các cửa hàng kinh doanh trên phố này đều thực hiện đóng cửa hàng nên việc bán hàng online là cứu cánh tốt nhất.
Bán hàng online - Bí kíp tự cứu mình của các thành phần kinh tế thời COVID-19.
Chị Kim Liên, chủ một cửa hàng thực phẩm trên phố Huế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội chia sẻ, dịch COVID-19 xuất hiện đã gây nhiều khó khăn cho những người buôn bán nhỏ như chị. Lượng khách đến mua hàng giảm mạnh đến 80%. Trong khi những chi phí cố định như tiền thuê nhà, người trông cửa hàng, chi phí điện, nước... vẫn giữ nguyên. Chị đã cho một số nhân viên nghỉ việc về quê, đồng thời đẩy mạnh quảng cáo trên mạng xã hội và bán hàng trực tuyến.
Chị Thanh Hải, chủ một cửa hàng giày trên đường Cầu Giấy, quận Cầu Giấy cho biết, cùng với việc tăng cường quảng cáo, bán hàng online, chị cũng áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi như miễn ship trong bán kính 2 km, tặng thẻ khuyến mại…
Các trường hợp như cửa hàng của chị Hương, chị Hải hay chị Liên không phải là cá biệt. Ngay trên các tuyến phố như Phạm Ngọc Thạch, Xã Đàn, Chùa Bộc, Thái Hà... được coi như những trung tâm mua sắm của Hà Nội, hàng loạt cửa hàng cũng đóng cửa, không bán hàng. Nhiều cửa hàng chuyên kinh doanh hàng mỹ phẩm, thời trang, nhà hàng phục vụ ăn uống cũng đẩy mạnh bán hàng online thay vì bán hàng trực tiếp.
Anh Trần Khánh, chủ một shop quần áo trên phố Chùa Bộc cho biết, nhân viên thường xuyên vẫn livestream (phát video trực tiếp) sản phẩm vào các khung giờ vàng trên Facebook trong ngày để thu hút khách hàng. Với hình thức này, cửa hàng anh đã thực hiện từ lâu, nhưng khi có dịch bệnh, khách đến mua ít nên càng được sử dụng nhiều hơn.
Tuy nhiên, việc livestream đòi hỏi tốc độ Internet phải từ 6 – 13Mbps để có hình ảnh HD và không bị gián đoạn. Bởi vậy lựa chọn một gói Internet chất lượng chi phí hợp lý sẽ góp phần cải thiện công việc kinh doanh. Sau khi tìm hiểu anh đã quyết định sử dụng gói cước HOME của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT), chỉ với 189.000 đồng có đường Internet tốc độ tối thiểu là 30Mbps đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh thời dịch COVID-19 của cửa hàng.
Chung tay cùng cộng đồng và chia sẻ những khó khăn của người dân cả nước trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, đại diện Tập đoàn VNPT, ông Cao Hưng cho biết, VNPT đã đưa ra nhiều gói sản phẩm hỗ trợ khách hàng, đồng thời khuyến khích khách hàng sử dụng các kênh tổng đài và chăm sóc online của nhà mạng để được phục vụ.
Bên cạnh kênh tổng đài, VNPT cũng kết nối khách hàng với đội ngũ chăm sóc online qua kênh Live Chat tại website https://vnpt.com.vn, Fanpage và Zalo VNPT – VinaPhone. Kênh Live Chat tư vấn và hỗ trợ tất cả khách hàng trong quá trình đăng ký, sử dụng các dịch vụ, gói cước của VNPT, hoạt động từ 7h-21h. Ngoài khung giờ trên, khách hàng sẽ được lưu đoạn chat và chuyển tới nhân viên chăm sóc ngay trong giờ làm việc tiếp theo.
VNPT cũng định hướng khách hàng chủ động đăng ký dịch vụ và thanh toán qua các ứng dụng My VNPT, VNPT Pay. Trên ứng dụng My VNPT, khách hàng có thể dễ dàng tra cứu thông tin, đăng ký gói cước, đổi SIM 4G hoặc theo dõi quá trình sử dụng, tùy chỉnh mở/đóng các dịch vụ cộng thêm. Người dùng các gói cước Home Combo của VNPT còn có thể thực hiện chia sẻ Data cho các thành viên ngay trên ứng dụng.
Để hỗ trợ khách hàng, từ đầu tháng 4/2020, VNPT đồng loạt giảm giá cước viễn thông, tặng gói cước 0 đồng, nâng tốc độ Internet và tặng 50% dung lượng Data cho thuê bao di động VinaPhone.
Cũng để phục vụ người dân trong thời gian giãn cách xã hội, đặc biệt là sử dụng Internet của cả gia đình cùng lúc làm việc, học tập, giải trí, VNPT đã nâng tốc độ Internet các gói có tốc độ dưới 50Mbps lên 50Mbps nhằm gia tăng chất lượng đường truyền. Chương trình sẽ được áp dụng trong 3 tháng cho tất cả khách hàng sử dụng gói Internet hoặc gói tích hợp Internet – Truyền hình của VNPT có tốc độ dưới 50Mbps.
Trong thời gian cao điểm nhằm ngăn chặn dịch bệnh COVID-19, VNPT không chỉ đẩy mạnh các hoạt động chăm sóc khách hàng online mà còn khuyến khích khách hàng sử dụng các ứng dụng thanh toán, hạn chế tối đa tiếp xúc giữa người với người, góp phần phòng tránh lây lan dịch. Khi cần trả cước và nạp thẻ, khách hàng có thể thực hiện thanh toán online qua ví VNPT Pay, ứng dụng My VNPT.
Các ứng dụng này của VNPT hiện đã kết nối tới hầu hết hệ thống ngân hàng nội địa, thẻ thanh toán quốc tế không chỉ giúp việc thanh toán nhanh chóng, thuận tiện mà còn giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm do tiếp xúc, ngăn chặn hoàn toàn khả năng lây lan qua tiền mặt.
Chị Bích Hạnh, nhân viên văn phòng tại quận Thanh Xuân chia sẻ, trước đây chị đa phần dùng tiền mặt để thanh toán. Tuy nhiên, khi có thông tin về sự lây lan của dịch COVID-19, chị thường xuyên lựa chọn những nơi có thể thanh toán online để mua sắm, hạn chế dùng tiền mặt.
Đây cũng là tâm lý chung của khách hàng trong thời điểm hiện tại. Do vậy, nhiều đơn vị kinh doanh đang triển khai hình thức thanh toán online nhằm mang đến sự an toàn cho khách hàng, phòng chống sự lây lan của dịch COVID-19.
VNPT Pay còn áp dụng công nghệ thanh toán không tiếp xúc (Contactless payment) như QR Code, NFC, Sonic. Không chỉ nâng cao việc bảo mật thông tin, công nghệ thanh toán không tiếp xúc mà còn làm giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm virus qua tiếp xúc với vật trung gian.
Bên cạnh đó, với VNPT Pay, doanh nghiệp có thể quản lý doanh thu một cách đầy đủ, chi tiết ngay trên ứng dụng, góp phần hạn chế sai sót và thất thoát doanh thu.
Về phía khách hàng, VNPT Pay đảm bảo sự an toàn, giảm thiểu gian lận, rủi ro trong thanh toán bằng việc ứng dụng công nghệ hiện đại như Big data và AI.
Với hơn 40.000 điểm chấp nhận thanh toán VNPT Pay và khoảng 40 triệu khách hàng đang sử dụng các dịch vụ của VNPT, ví điện tử VNPT Pay được xem là một giải pháp thanh toán ưu việt trong bối cảnh hiện nay.
Có thể thấy, dịch COVID-19 đang ảnh hưởng khá lớn đến tâm lý tiêu dùng. Vậy nếu các đơn vị kinh doanh có sự đổi mới kịp thời để đáp ứng nhu cầu mua sắm, đồng thời mang đến sự an toàn cho khách hàng thì vẫn có thể vượt khó thời điểm này.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận