Phải đến ngày làm việc đầu tiên sau Tết dương lịch 2020, Internet Việt Nam mới trở lại bình thường
Theo nguồn tin sự cố xảy ra ngày 14/11 trên nhánh S1H của tuyến cáp quang biển quốc tế AAG sẽ được sửa từ ngày 28/12 và dự kiến sẽ hoàn thành, khôi phục hoàn toàn kênh truyền trên tuyến từ ngày 2/1/2020.
- VNPT là nhà mạng có tốc độ internet số 1 Việt Nam
- Loạn giá các gói "combo" truyền hình và Internet giá rẻ, nghi ngại có dấu hiệu bù chéo dịch vụ
- Autralia thiết lập bảo mật các tên miền trên internet
Theo kế hoạch khắc phục sự cố trên nhánh S1H của tuyến cáp biển AAG, dự kiến tàu sửa cáp sẽ đến vị trí cáp lỗi vào chiều ngày 28/12. Ảnh minh hoạ
Thông tin mới nhất về liên quan đến sự cố xảy ra ngày 14/11 trên tuyến cáp quang biển quốc tế Asia America Gateway – AAG vừa được đại diện một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam chia sẻ.
Theo đó, dự kiến tàu sửa cáp sẽ đến vị trí cáp lỗi trên tuyến AAG vào 18h ngày 28/12. Mối hàn đầu tiên sẽ được thực hiện vào 2h ngày 30/12 và thời gian hoàn thành mối hành cuối cùng dự kiến là 5h sáng ngày đầu tiên của năm mới 2020. Thời điểm đối tác quốc tế dự kiến sẽ hoàn thành kế hoạch sửa chữa, bảo trì cáp, khôi phục hoàn toàn dung lượng trên tuyến cáp quang biển AAG là 8h ngày 2/1/2020.
Như vậy, với lịch sửa chữa cáp biển AAG mới được thông báo tới các ISP, dự kiến thời gian gián đoạn dịch vụ trên nhánh S1H của tuyến cáp này sẽ còn kéo dài thêm gần 20 ngày nữa, nâng tổng số thời gian từ khi AAG gặp sự cố đến khi sự cố được khắc phục xong lên hơn 1,5 tháng.
Trước đó, như đã thông tin, cáp biển AAG tiếp tục gặp sự cố vào 17h15 ngày 14/11 trên nhánh S1H, với vị trí sự cố cách trạm cập bờ Vũng Tàu khoảng 163 km, gây ảnh hưởng kết nối Internet hướng TP.HCM đi HongKong trên tuyến.
AAG là tuyến cáp quang biển quốc tế có tổng chiều dài 20.191 km, với lưu lượng thiết kế ban đầu là 2 Tb/giây và liên tục được nâng cấp theo thời gian, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ.
Tuyến cáp quang biển quốc tế này được đưa vào khai thác từ tháng 11/2009, đi qua Malaysia (Mersing), Singapore (Changi), Thái Lan (Sri Racha), Việt Nam (nhánh cáp rẽ vào Việt Nam dài 314km, điểm cập bờ tại Vũng Tàu), Brunei (Tungku), Hong Kong (South Lantau), Philippines (Currimao) và Hoa Kỳ (Guam, Hawaii và California). Nhánh cáp rẽ vào Việt Nam nằm trong đoạn S1 có chiều dài 314 km.
Từ khi được đưa vào khai thác đến nay, tuyến cáp biển AAG đã nhiều lần gặp sự cố hoặc được bảo trì gây gián đoạn dịch vụ trên tuyến. Trong khoảng 3 năm trở lại đây, do tuyến cáp quang biển AAG thường xuyên gặp sự cố nên các nhà mạng như Viettel, CMC Telecom, NetNam… đã có kế hoạch để giảm tỷ trọng dung lượng kết nối quốc tế qua tuyến cáp.
Theo các chuyên gia, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho mức độ ảnh hưởng của lần gần nhất cáp biển AAG gặp sự cố (ngày 14/11/2019) đối với các nhà cung cấp và đại đa số người dùng dịch vụ Internet Việt Nam là không lớn.
Theo ICT News
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận