Trung Quốc giảm được gần 30% số lượng 'trâu cày' bitcoin sau lệnh siết chặt quản lý
Sau lệnh siết chặt của giới chức Trung Quốc, các "thợ đảo" bitcoin đã tháo chạy nên số liệu thống kê cho thấy chỉ số kết nối máy tính với mạng lưới tiền ảo toàn cầu đã giảm từ 75,5% hồi tháng 9/2019 xuống còn 46% trong tháng 4 vừa qua.
- Giới đào coin 'chán' mua trâu cày, một số mẫu card đồ họa đang rẻ hơn 50% so với tháng trước
- Khí thiên nhiên - Nguồn cung năng lượng hợp lý cho "thợ đào" bitcoin
- Thợ đào đậm lãi khi Bitcoin lao dốc
Kết quả nghiên cứu được công bố ngày 15/7 của Đại học Cambridge cho thấy tỷ trọng của Trung Quốc trong năng lực khai thác đồng tiền kỹ thuật số bitcoin toàn cầu đã giảm mạnh trước cả khi giới chức nước này thắt chặt kiểm soát đối với hoạt động “đào” tiền số trong thời gian gần đây.
Theo số liệu từ Trung tâm tài chính thay thế Cambridge, tỷ trọng của Trung Quốc trong năng lực của các máy tính được kết nối với mạng lưới bitcoin toàn cầu, còn được biết đến với thuật ngữ "hash rate", đã giảm từ 75,5% hồi tháng 9/2019 xuống còn 46% trong tháng Tư vừa qua. Hashrate được các chuyên gia gọi là “tỷ lệ băm” – là đơn vị đo lường khả năng giải thuật toán của các thiết bị đào tiền ảo, trong đó có bitcoin.
Các công xưởng "trâu cày" bitcoin đang ngày càng bị thu hep sau các lệnh siết chặt quản lý của giới chức Trung Quốc.
Cùng kỳ nói trên, tỷ trọng hash rate của Mỹ lại tăng từ hơn 4% lên 16,8%, qua đó biến nước này trở thành nước khai thác bitcoin lớn thứ hai thế giới. Tỷ trọng của Kazakhstan cũng tăng lên khoảng 8%, bên cạnh các nước khai thác lớn khác là Nga và Iran.
Sự sụt giảm trong năng lực khai thác bitcoin của Trung Quốc xảy ra từ trước khi chính phủ nước này thắt chặt quản lý đối với hoạt động khai thác và giao dịch bitcoin vào cuối tháng Năm vì những nguy cơ đối với hệ thống tài chính.
Trong diễn biến mới nhất, tỉnh An Huy ở phía đông Trung Quốc trong tuần này đã công bố lệnh cấm đối với hoạt động “đào” tiền số. Nhiều trung tâm khai thác bitcoin lớn ở Trung Quốc như Tứ Xuyên ... đều đã ban hành các biện pháp nhằm hạn chế hoạt động kinh doanh này, làm tê liệt ngành “đào” tiền số, khi các công ty khai thác đã bỏ cuộc hoặc chuyển sang các nơi khác như bang Texas (Mỹ) hay Kazakhstan.
Bitmain, nhà sản xuất máy “đào” tiền số lớn nhất Trung Quốc, hồi tháng trước đã ngừng bán mặt hàng này sau lệnh cấm của Bắc Kinh, và cho biết đang tìm kiếm các nguồn cung điện nước ngoài ở những nơi như Mỹ, Nga và Kazakhstan.
Trung Quốc lâu nay vẫn là trung tâm khai thác tiền số của toàn thế giới. Nhiều công ty “đào” bitcoin ở nước này sử dụng nhiên liệu hóa thạch, trong đó có than đá, từ đó làm dấy lên những lo ngại về ảnh hưởng của bitcoin đối với môi trường.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận