UNCTAD: Cảnh báo về những bất công trong dữ liệu kỹ thuật số của thế giới
Khi sự phát triển về công nghệ đang làm gia tăng sự phân hoá giữa các quốc gia khiến cho các nước đang phát triển trở thành nhà cung cấp dữ liệu thô cho các nền tảng kỹ thuật số toàn cầu nhưng lại phải trả tiền cho cho trí tuệ của chính các dữ liệu này.
- Alibaba sẽ mở trung tâm dữ liệu đám mây thứ ba tại Indonesia
- Tiktok bị tố "lén lút" thu thập dữ liệu người dùng vi phạm chính sách bảo mật của Google
- Phần mềm gián điệp VN84App có thể đánh cắp dữ liệu người dùng Việt
Theo báo cáo Kinh tế kỹ thuật số năm 2021 của Hội nghị Liên hợp quốc (LHQ) về thương mại và phát triển (UNCTAD) công bố ngày 29/9 nhấn mạnh đến việc thế giới cần một cách tiếp cận mới trong quản trị toàn cầu, cho phép dữ liệu kỹ thuật số lưu chuyển qua biên giới một cách tự do nhất có thể.
Cụ thể, UNCTAD cho rằng cách tiếp cận mới sẽ giúp tối đa hóa các thành quả phát triển, đảm bảo các lợi ích đó được phân phối công bằng và giảm thiểu rủi ro cũng như tác hại.
Dữ liệu kỹ thuật số được hình thành trong các hoạt động công nghệ hàng ngày của nhân loại.
Cách tiếp cận này cũng sẽ cho phép chia sẻ dữ liệu trên toàn thế giới, phát triển hàng hóa công kỹ thuật số toàn cầu, tăng cường lòng tin và giảm mức độ không chắc chắn trong nền kinh tế kỹ thuật số.
Báo cáo cho biết các khuôn khổ pháp lý khu vực và quốc tế hiện tại có xu hướng quá hẹp về phạm vi hoặc quá hạn chế về mặt địa lý. Những điều này không cho phép các luồng dữ liệu xuyên biên giới có sự chia sẻ công bằng giữa các lợi ích phát triển kinh tế trong khi giải quyết các rủi ro một cách hợp lý. Cách tiếp cận quản trị dữ liệu toàn cầu mới được đề xuất có thể góp phần phát triển một giải pháp trung gian.
Báo cáo cảnh báo rằng sự phân chia liên quan đến dữ liệu đang xuất hiện khi nền kinh tế kỹ thuật số dựa trên dữ liệu phát triển, dẫn đến việc nhiều quốc gia đang phát triển trở thành nhà cung cấp dữ liệu thô cho các nền tảng kỹ thuật số toàn cầu, trong khi phải trả tiền cho trí tuệ kỹ thuật số được tạo ra từ dữ liệu của họ.
Dữ liệu kỹ thuật số ngày càng đóng vai trò quan trọng như một nguồn tài nguyên kinh tế và chiến lược, một xu hướng được củng cố bởi đại dịch COVID-19. Đại dịch đã cho thấy tầm quan trọng của việc chia sẻ dữ liệu y tế trên toàn cầu để giúp các quốc gia đối phó với hậu quả của nó và cho mục đích nghiên cứu trong việc tìm kiếm vaccine.
Bên cạnh đó, Báo cáo đề xuất về một hệ thống toàn cầu mới cũng sẽ giúp tránh sự phân mảnh hơn nữa của Internet, giải quyết các thách thức chính sách xuất hiện từ vị trí thống trị của các nền tảng kỹ thuật số và thu hẹp sự bất bình đẳng hiện có.
UNCTAD đề xuất thành lập một cơ quan điều phối mới của LHQ, tập trung vào và với các kỹ năng để đánh giá cũng như phát triển quản trị dữ liệu và kỹ thuật số toàn cầu. Công việc của cơ quan này nên mang tính đa phương, đa bên và đa ngành.
Các giới hạn của pháp lý đã tạo ra những phân mảnh về internet và dữ liệu kỹ thuật số gây ra bất công giữa các quốc gia.
Cơ quan này cũng phải thực hiện chức năng bổ sung và gắn kết với các chính sách quốc gia, đồng thời cung cấp đủ không gian chính sách để đảm bảo các quốc gia có mức độ sẵn sàng và năng lực kỹ thuật số khác nhau có thể hưởng lợi từ nền kinh tế số dựa trên dữ liệu.
Cũng theo báo cáo, Mỹ và Trung Quốc là những nước đi đầu trong việc khai thác dữ liệu, chiếm 50% trung tâm dữ liệu siêu cấp trên thế giới, với tỷ lệ áp dụng 5G cao nhất thế giới, 70% các nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) hàng đầu thế giới và 94% tổng số tiền tài trợ cho các công ty khởi nghiệp AI.
Hai quốc gia này cũng chiếm khoảng 90% vốn hóa thị trường của các nền tảng kỹ thuật số lớn nhất thế giới và trong thời gian đại dịch, lợi nhuận và giá trị vốn hóa thị trường của các nền tảng này đã tăng lên rất nhiều.
Đối với 7 nền tảng kỹ thuật số hàng đầu thế giới, từ tháng 10/2019 đến tháng 1/2021, giá cổ phiếu đã tăng từ 55% (Facebook) đến 144% (Apple).
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận