WhatsApp phát triển ứng dụng đa nền tảng giúp người dùng không cần đến smartphone
Nhằm giúp người dùng WhatsApp không bị lệ thuộc vào smartphone, Facebook đang thử nghiệm phiên bản mới của ứng dụng này có thể kết nối đa nền tảng mà không cần phải sử dụng điện thoại thông minh.
- Mỹ chuẩn bị kiện chống độc quyền Facebook vì thâu tóm Instagram, WhatsApp
- Người dùng WhatsApp mất tài khoản khi click vào liên kết lạ
- Facebook phát hành tính năng ngăn chặn tin giả mạo trên WhatsApp
Trong một thông báo gần đây, các kỹ sư của Facebook cho biết tính năng mới sẽ cho phép người dùng sử dụng WhatsApp trên nhiều thiết bị "không phải điện thoại" và cũng không cần kết nối với ứng dụng trên điện thoại thông minh.
Với tính năng mới, người dùng có thể sử dụng đồng thời WhatsApp trên điện thoại và tối đa bốn thiết bị không phải điện thoại khác kể cả trong trường hợp điện thoại hết pin. Facebook cho biết các biện pháp bảo mật của WhatsApp sẽ vẫn hoạt động trên hệ thống mới.
Với phiên bản mới này sẽ giúp người dùng WhatsApp có thể giữ kết nối mà không cần đến smartphone.
Kể từ khi ra mắt năm 2009 dưới dạng ứng dụng nhắn tin trên điện thoại thông minh, WhatsApp đã thu hút được hơn hai tỷ người dùng trên khắp thế giới và được Facebook mua lại.
Cũng trong thông báo cùng ngày, ứng dụng nhắn tin WhatsApp thông báo đã chặn hơn 2 triệu tài khoản ở Ấn Độ chỉ trong một tháng do vi phạm các điều khoản sử dụng của nền tảng này.
Trong báo cáo đầu tiên về tình hình tuân thủ quy định mới của Chính phủ Ấn Độ liên quan các nền tảng truyền thông xã hội, WhatsApp cho biết chỉ riêng giai đoạn từ ngày 15/5-15/6 đã có 2 triệu người dùng bị chặn, chủ yếu do lạm dụng phát tán tin nhắn rác. Ứng dụng nhắn tin thuộc mạng xã hội Facebook này cho hay ưu tiên hàng đầu của hãng là ngăn chặn những tin nhắn "gây hại và không mong muốn".
Ấn Độ là một trong những thị trường hàng đầu của WhatsApp với hơn 400 triệu người dùng. Năm 2018, nhiều người đã bị đánh theo kiểu "hội đồng" dẫn tới tử vong do nghi ngờ phát tán tin giả trên WhatsApp về các nhóm bắt cóc trẻ em.
Sau vụ việc, WhatsApp đã siết chặt các điều khoản sử dụng, theo đó chỉ cho phép người dùng chuyển tiếp tin nhắn tối đa 5 lần nhằm ngăn chặn tình trạng bùng phát tin giả.
Trước đó, Chính phủ Ấn Độ ban hành Bộ Quy định về công nghệ thông tin năm 2021 (gồm Hướng dẫn về các nền tảng trung gian và Bộ Quy tắc đạo đức truyền thông kỹ thuật số) có hiệu lực từ ngày 26/5.
Quy định mới yêu cầu các mạng xã hội cung cấp thông tin chi tiết về các nhân viên phụ trách việc tuân thủ quy định, nhân viên làm đầu mối liên lạc và nhân viên phụ trách vấn đề khiếu nại.
Các quy định này không chỉ áp dụng cho các nền tảng truyền thông xã hội mà còn cho cả các nền tảng chiếu phim trực tuyến như Netflix, Amazon Prime. Nhà chức trách Ấn Độ đã gửi thư đề nghị các các mạng xã hội cung cấp thông tin theo quy định mới.
Mới đây, Tổ chức Người tiêu dùng châu Âu (BEUC) thông báo đã nộp đơn khiếu nại lên Ủy ban châu Âu (EC) nhằm chống lại nỗ lực của Facebook trong việc sửa đổi các điều khoản dịch vụ cho ứng dụng nhắn tin WhatsApp.
Trong một thông báo về đơn khiếu nại của mình, BEUC cáo buộc Facebook đã "không công bằng" khi gây áp lực buộc người dùng phải chấp nhận bàn giao các dữ liệu mà không giải thích về việc này.
“Gã khổng lồ công nghệ” của Mỹ đang tìm cách khuyến khích người dùng nền tảng nhắn tin của họ chấp nhận các điều khoản dịch vụ mới, nhưng Facebook phủ nhận rằng việc này sẽ cho phép WhatsApp chia sẻ nhiều dữ liệu của người dùng hơn với mạng xã hội chính là Facebook.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận