Xây dựng đô thị thông minh nhìn từ kinh nghiệm của Thừa Thiên Huế
Ngày 12/10, Đoàn công tác của Bộ TT&TT cùng đại diện lãnh đạo 26 tỉnh, thành phố trong nước đã làm việc với UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế để tìm hiểu các nội dung liên quan đến xây dựng mô hình đô thị thông minh.
- "Xây dựng thành phố thông minh phải gắn liền với chính quyền điện tử"
- ASEAN hướng tới xây dựng tiêu chuẩn hoá thành phố thông minh khu vực
- Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân: Lấy người dân làm trung tâm của đô thị thông minh
Các đại biểu đã tham quan, tìm hiểu Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đây là Trung tâm giám sát điều hành đô thị thông minh cấp tỉnh đầu tiên của cả nước.
Toàn cảnh buổi làm việc.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ cho biết, thành công bước đầu trong quá trình xây dựng đô thị thông minh của Thừa Thiên- Huế chính là sự kế thừa những kết quả xây dựng Chính quyền điện tử trong suốt 10 năm qua của tỉnh.
Mặc dù thời gian đầu gặp không ít những khó khăn nhưng đến nay, người dân đã tích cực hưởng ứng tham gia các ứng dụng đô thị thông minh, qua đó cho thấy tính hiệu quả của mô hình này.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn đánh giá cao hiệu quả hoạt động bước đầu của Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh của tỉnh Thừa Thiên - Huế, ghi nhận sự quyết tâm lớn của lãnh đạo tỉnh cũng như sự hưởng ứng tích cực của người dân vào quá trình xây dựng đô thị thông minh.
Đây là những kinh nghiệm quý của tỉnh Thừa Thiên- Huế mà các địa phương khác trong cả nước có thể tham khảo, học hỏi và áp dụng phù hợp với thực tế ở từng địa phương.
Trên cả nước hiện có 20 tỉnh, thành phố đang triển khai mô hình đô thị thông minh. Thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ có những tổng kết, định hướng cụ thể về những tiêu chí xây dựng mô hình đô thị thông minh ở Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn phát biểu tại buổi làm việc.
Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên - Huế đi vào hoạt động từ tháng 1/2019 và là đầu mối triển khai các hệ thống dịch vụ đô thị thông minh theo cơ chế dùng chung, phân quyền chia sẻ. Trung tâm có nhiệm vụ triển khai các dịch vụ; tiếp nhận thông tin đầu vào từ xã hội; phân tích, xác minh và chuyển thông tin đến các cơ quan chức năng theo thẩm quyền.
Hiện nay, Trung tâm đã đưa vào vận hành 10 dịch vụ gồm: Phản ánh hiện trường; nhóm giải pháp camera giám sát đô thị; thông tin cảnh báo; giám sát thông tin báo chí địa phương; thẻ điện tử công chức, viên chức; giám sát dịch vụ hành chính công; giám sát quảng cáo điện tử; giám sát môi trường; giám sát an toàn thông tin và giám sát tàu cá.
Hiện có 104 cơ quan chức năng của tỉnh Thừa Thiên - Huế tham gia các dịch vụ này. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh của tỉnh Thừa Thiên - Huế đã xử lý khoảng hơn 4.000 phản ánh của người dân và nhận được những phản hồi tích cực từ cộng đồng, góp phần đẩy mạnh quá trình xây dựng đô thị thông minh tại Thừa Thiên – Huế.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận