Bất đồng trong việc cấp bằng sáng chế cho phát minh của AI
Một sự kiện bất ngờ của thế giới diễn ra vào tháng 8, lần đầu tiên, văn phòng cấp bằng sáng chế ở Nam Phi đã cấp bằng sáng chế cho một phát minh của trí tuệ nhân tạo (AI).
- Genetica: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong phát triển công nghệ giải mã gene
- Đối thủ của người làm báo trong tương lai chính là AI của Alibaba và Tân Hoa Xã
- Trung Quốc ứng dụng AI để tránh tai nạn lao động
Tuy nhiên, các tổ chức xin cấp bằng sáng chế tiếp theo ở một số quốc gia Anh, EU và Mỹ đã bị các văn phòng cấp bằng sáng chế tại những quốc gia này từ chối.
Hiện tại, một tòa án Hoa Kỳ đã giữ nguyên quyết định của Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) đã đưa ra phán quyết rằng AI không thể là một nhà phát minh, đơn giản vì nó không phải là một một con người, The Verge đưa tin.
Device for Autonomous Bootstrapping of Unified Sentience (DABUS) là một hệ thống trí tuệ nhân tạo - AI có thể tự tư duy và đưa ra những ý tưởng mới. Được xây dựng để học hỏi như một đứa trẻ, “cỗ máy sáng tạo" này học nhanh và có thể suy nghĩ độc lập về các vấn đề và tìm cách giải quyết chúng sau đó.
Nhà nghiên cứu AI - Stephen Thaler, người đã tạo dựng nên hệ thống DABUS - hệ thống trí tuệ nhân tạo và hệ thống này đã thiết kế cho ra mắt một sản phẩm mới đó là hộp đựng thực phẩm dựa trên hình học fractal và đã cải thiện độ bám cũng như khả năng truyền nhiệt. Chính vì phát minh này mà văn phòng cấp bằng sáng chế Nam Phi đã công nhận DABUS là một nhà phát minh. Trong khi các đơn đăng ký tương tự của Thaler ở các quốc gia khác bị từ chối, ông đã đến làm việc với tòa án tại các quốc gia khác để đưa vấn đề này ra, trong số đó thì tòa án Úc đã phải công nhận cấp bằng sáng chế.
Tuy nhiên, kháng cáo của Thaler tại tòa án Hoa Kỳ đã không đạt được thành công tương tự. Thẩm phán Leonie Brinkema ủng hộ lập luận của USPTO rằng theo luật hiện hành của Hoa Kỳ, DABUS không thể được công nhận là nhà phát minh vì nó là một cỗ máy chứ không phải một con người. Luật do Quốc hội Hoa Kỳ đưa ra định nghĩa một nhà phát minh phải là một "Con Người" và USPTO gọi các nhà phát minh là những con người hiện hữu và thẩm phán Leonie Brinkema bác lời kháng cáo của Thaler
Theo Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), các cá nhân được công nhận là chủ sở hữu bằng sáng chế, ngay cả khi sáng chế được phát hiện trong quá trình sản xuất, với vai trò thay đổi của công nghệ trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, điều này sẽ là động lực để thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo của mỗi cá nhân.
Một tòa án Úc đã phán quyết rằng "nhà phát minh" là một danh từ và đại diện có thể là một người hoặc một vật phát minh ra. Nhưng tòa án Hoa Kỳ cho rằng thời điểm thay đổi như vậy vẫn chưa đến và sẽ cần thêm một khoảng thời gian nữa để thay đổi luật. "Khi trí tuệ nhân tạo đạt đến mức hoàn thiện có thể đáp ứng các yêu cầu được công nhận cấp quyền sáng chế, điều đó sẽ do Quốc hội quyết định cách thức, nếu có, đồng thời sẽ mở rộng phạm vi của luật bằng sáng chế", phán quyết cho biết.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận