Sân bay A So được duyệt 70 tỉ đồng xử lý chất độc dioxin
Sân bay A So (huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế) sẽ được xử lý chất độc dioxin còn sót lại từ chiến tranh, với tổng kinh phí được phê duyệt khoảng 70 tỉ đồng.
- Gạch xây dựng bền bỉ với thời gian tại Việt Nam
- 10 ứng dụng công nghệ 5G có thể biến đổi môi trường tích cực
- Chuyên gia môi trường nói gì về dự án “Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh Tô Lịch”
Lãnh đạo Bộ Quốc phòng, đại diện UBND tỉnh Thừa Thiên Huế làm lễ khởi công dự án xử lý đất nhiễm độc dioxin tại sân bay A So (huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế). Ảnh: Trần Tình
Sáng 2/10, Bộ Quốc phòng đã tổ chức lễ khởi công dự án Xử lý đất nhiễm chất độc dioxin tại sân bay A So thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trong chiến tranh, quân đội Mỹ dùng thung lũng A So của huyện A Lưới làm sân bay dã chiến. Đây cũng là nơi chứa chất độc hóa học, là trạm trung chuyển để không quân Mỹ đi phun rải chất độc ở khu vực miền Trung.
Trong 10 năm (1961-1971), khu vực sân bay A So nói riêng và toàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung là nơi chịu ảnh hưởng của chất độc dioxin nặng nề. Toàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có gần 16.000 người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, riêng huyện A Lưới có khoảng 5.000 người.
Các kết quả khảo sát cơ bản xác định được khu vực ô nhiễm dioxin tại sân bay A So với diện tích khoảng 5ha, chiều sâu ô nhiễm trung bình 0,7m, tổng khối lượng đất ô nhiễm cần xử lý là 35.000m3. Trong đó có khoảng 6,6ha đất nhiễm có nồng độ ô nhiễm trên 200ppt (mức độ ô nhiễm rất nặng).
Từ đó, Bộ Quốc phòng đã phê duyệt dự án xử lý ô nhiễm chất độc dioxin tại sân bay A So và giao cho Bộ tư lệnh Hóa học chủ trì thực hiện. Trung tâm hành động quốc gia xử lý chất độc hóa học và môi trường (Naccet) được Bộ tư lệnh Hóa học giao trực tiếp chủ trì và thiết kế công nghệ cho dự án.
Qua phân tích, Naccet đã lựa chọn công nghệ chôn lấp, cô lập và tiếp tục nghiên cứu đề xuất xử lý triệt để khối lượng đất nhiễm dioxin tại sân bay A So phù hợp với điều kiện kinh tế cũng như kỹ thuật tại Việt Nam.
Tổng kinh phí của dự án được phê duyệt là khoảng 70 tỉ đồng, thực hiện trong 2 năm (2020-2022).
Mặt bằng thực hiện dự án xử lý đất nhiễm chất độc dioxin khoảng 8,38ha, đã được khoanh vùng thành hai khu vực gồm hơn 6ha khu vực đất nhiễm độc dioxin mà dự án sẽ phải thực hiện tẩy độc và hơn 2ha khu vực phụ trợ.
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận