Các tour du lịch ‘xanh’ trong tương lai trở nên dễ dàng nhờ khinh khí cầu thân thiện môi trường
Chỉ riêng trong năm 2018, ngành hàng không đã chiếm 2,5% tổng lượng khí thải CO2, và lượng khí thải hàng không đã tăng gấp đôi kể từ giữa những năm 1980. Vì vậy giờ đây việc nghiên cứu và lựa chọn một phương tiện bay khác bền vững hơn, thân thiện với môi trường hơn như khí cầu là sự lựa chọn mang tính giải pháp.
- Lufthansa sử dụng công nghệ 'da cá mập' trang bị cho máy bay để giảm khí thải
- Công nghệ thay đổi cuộc sống: Thu hồi xử lý CO2 vừa giúp cắt giảm khí thải vừa tạo ra hàng nghìn tỷ USD
- Chế tạo thành công tàu tự hành chạy điện không phát ra khí thải
Được sử dụng phổ biến trong những năm 1920-1930 của thế kỷ trước, sau thảm họa khét tiếng ở Hindenburg, nơi chiếc khí cầu chở khách LZ 129 Hindenburg của Đức bốc cháy phát nổ khi tia lửa điện tiếp xúc với khí hydro. Kể từ đó thế giới đã dần loại bỏ khí cầu trong nhu cầu đi lại của con người.
Giờ đây, một công ty hàng không Thụy Điển, OceanSky Cruises đã thông báo rằng họ sẽ bắt đầu các chuyến du ngoạn đến Bắc Cực trên các khí cầu hạng sang bắt đầu từ năm 2024.
Công ty tập trung vào việc giảm lượng khí thải carbon trong ngành hàng không, họ đã tiết lộ rằng các khí cầu này sẽ được cung cấp bởi Công nghệ nhẹ hơn không khí, có nghĩa là chúng sẽ sử dụng khí đốt để bay.
Ngày nay, khí cầu được cung cấp năng lượng bằng khí helium không cháy an toàn. Bản chất là nhẹ, khí cầu nổi lên tương tự như một chiếc thuyền trong nước, và cần rất ít năng lượng để bay, so với máy bay nó giảm tới hơn 80%, tạo nên một thiết kế cực kỳ hiệu quả và bền vững.
Trong khi máy bay nhanh hơn gấp 5 lần khí cầu đó là lợi thế về thời gian và tốc độ mọi người đều thấy rõ, còn khí cầu thì chỉ có thể bay ở độ cao thấp hơn, di chuyển chậm hơn, tầm quan sát tốt hơn chính vì điều này nên khí cầu chỉ thích hợp với nhu cầu cho khách du lịch thăm quan, hoặc là vận chuyển hàng hóa ở khoảng cách giới hạn, đây chính là điều bất cập khi sử dụng khí cầu, điều này khiến các nhà nghiên cứu tiếp tục đẩy mạnh các nghiên cứu để thiết kế phương tiện bay phù đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại nhưng vẫn đạt tiêu chuẩn xanh về môi trường.
Vì vậy, về cơ bản nó là một vấn đề lựa chọn: bạn muốn bay nhanh hơn và góp phần vào phát thải hàng không hay bay với tốc độ chậm hơn của khí cầu là một lựa chọn xanh và an toàn hơn?
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận