Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Tội phạm lừa đảo trên mạng liên quan đến đại dịch bùng nổ ở Anh
Cập nhật tình hình dịch COVID-19, lợi dụng những hoang mang của người tiêu dùng đối với đại dịch các loại hình tội phạm trực tuyến trên môi trường mạng tại Anh đang tăng mạnh trong những ngày nước này đối phó với tình hình dịch bệnh.
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Anh áp dụng chương trình mới kiểm soát dịch bệnh
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Ấn độ gia hạn lệnh phong toả đất nước thêm 2 tuần
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Người dân Anh được phép chất vấn quan chức về đại dịch
Cập nhật tình hình dịch COVID-19, theo Trung tâm An ninh mạng quốc gia Anh (NCSC) cho biết đã tiếp nhận hơn 160.000 thư điện tử từ người dân trình báo về những hình thức lừa đảo liên quan tới đại dịch.
Các thủ đoạn lừa đảo này gồm giả mạo chào hàng các bộ xét nghiệm và khẩu trang, thậm chí rao bán vaccine ngừa COVID-19. Ngoài ra, kẻ gian còn giả mạo các trang thông tin chính thức của chính phủ, và những người truy cập vào các trang web này bị dẫn dụ cung cấp các thông tin giao dịch tài chính.
Yêu cầu về dãn cách xã hội đang được các loại tội phạm trên không gian mạng khai thác tối đa.
NCSC cho biết đã ghi nhận sự gia tăng các vụ tội phạm mạng lợi dụng tình hình dịch bệnh trong 2 tuần qua sau khi triển khai Dịch vụ báo cáo các trường hợp khả nghi qua thư điện tử trong tháng 4. Các cơ quan an ninh cũng đã dỡ bỏ hơn 300 trang web giả mạo.
Theo NCSC, tình trạng này cho thấy cách thức tội phạm nhằm vào các công dân ở Anh bằng cách rao bán các sản phẩm và dịch vụ liên quan tới dịch COVID-19. Ngoài ra, sự hỗ trợ của người dân trong việc báo cáo các trường hợp khả nghi cũng thể hiện vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi vấn nạn này.
Cùng với việc dỡ bỏ các trang web giả mạo, NCSC cũng sẽ hỗ trợ cảnh sát Anh bằng cách cung cấp các phân tích về các báo cáo cũng như xác định các kiểu thủ đoạn lừa đảo mới trên mạng.
Những con số thống kê về tình hình dịch COVID-19 trang worldometers.info, tính đến 22h ngày 7/5 (theo giờ Việt Nam), dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã xuất hiện tại 212 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến 3.852.668 người mắc bệnh, 266.077 người tử vong trong khi 1.317.133 người đã hồi phục sau điều trị.
Đứng đầu thế giới về cả hai chỉ số ca nhiễm và số ca tử vong vẫn là Mỹ, với 1.266.442 ca nhiễm và 74.948 ca tử vong. Dịch bệnh tại Mỹ hiện vẫn bị cho là còn nhiều nguy cơ lây lan trong bối cảnh quốc gia này dần nới lỏng các biện pháp giãn cách để nối lại các hoạt động kinh tế.
Phát biểu trước Ủy ban Y tế Hạ viện Mỹ ngày 6/5, cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) Tom Frieden cho rằng Mỹ sẽ phải "sống chung" với virus SARS-CoV-2 trong nhiều tháng hoặc nhiều năm nữa, cho đến khi điều chế được một loại vaccine hiệu quả.
Ông nhấn mạnh Mỹ mới chỉ đang trong giai đoạn đầu của cuộc chiến chống dịch COVID-19, đồng thời cảnh báo số ca tử vong có thể sẽ lên tới 100.000 người vào cuối tháng này nếu không đẩy mạnh các nỗ lực ứng phó.
Lần đầu tiên kể từ năm 1904, hệ thống tàu điện ngầm trứ danh được coi là biểu tượng của thành phố New York buộc phải tạm ngừng dịch vụ tàu đêm (từ 1h-5h hàng ngày), để tiến hành công tác khử trùng toàn bộ 6.500 toa tàu của hệ thống.
Quyết định được đưa ra trong bối cảnh New York đang là tâm dịch của Mỹ khi ghi nhận hơn 19.000 ca tử vong đã được xác nhận hoặc còn đang nghi ngờ là do mắc COVID-19.
Tại châu Âu, điểm nóng dịch bệnh hiện nay là Nga. Ngày 7/5, sau khi thông báo số ca nhiễm mới trong ngày cao nhất từ trước tới nay là 11.231 ca, quốc gia này chính thức vượt Đức và Pháp về tổng số ca nhiễm và là quốc gia có số ca nhiễm bệnh cao thứ 5 thế giới với 177.160 ca.
Trong khi đó, Anh đứng đầu châu Âu về số ca tử vong với 30.076 ca, tiếp đến lần lượt là Italy với 29.684 ca, Tây Ban Nha với 26.070 ca và Pháp với 25.809 ca.
Trong một diễn biến tích cực, Bộ Y tế Tây Ban Nha ngày 7/5 thông báo số ca tử vong trong ngày tiếp tục giảm sau khi ghi nhận 213 ca, giảm hơn 30 ca so với mức 244 ca được ghi nhận một ngày trước đó. Tính đến cùng ngày, Tây Ban Nha ghi nhận tổng cộng 221.447 ca nhiễm, tăng hơn 1.000 ca so với 220.325 ca một ngày trước đó.
Nổi lên tại châu Âu trong thời gian qua với những biện pháp phòng chống dịch tích cực và hiệu quả cùng hệ thống y tế vững chắc trước đại dịch, Đức đang thận trọng mở cửa trở lại nền kinh tế.
Tuy nhiên, trong ngày 7/5, Phó Chủ tịch Viện nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm Robert Koch (RKI) của Đức, ông Lars Schaade cảnh báo nước này có thể đối mặt với một đợt tái bùng phát dịch bệnh trước mùa Thu (khoảng từ tháng 9 đến tháng 11). Nguy cơ này có thành hiện thực hay không phụ thuộc vào hành vi của người dân.
Trong một nỗ lực duy trì các kế hoạch quan trọng khi dịch bệnh hoành hành và chưa rõ khi nào sẽ kết thúc, Hạ viện Ba Lan ngày 7/5 thông qua dự luật do chính phủ nước này đề xuất, qua đó cho phép cuộc bầu cử tổng thống được thực hiện bằng cách bỏ phiếu qua bưu điện. Cuộc bầu cử tổng thống Ba Lan theo kế hoạch sẽ diễn ra vào ngày 10/5 tới.
Cơ quan Y tế công cộng Thụy Điển ngày 7/5 thông báo số ca tử vong tại nước này đã lên tới 3.040 người, cao hơn nhiều so với các quốc gia láng giềng tại Bắc Âu.
Thụy Điển đã có cách tiếp cận mềm mỏng hơn trong cuộc chiến chống COVID-19 khi để phần lớn trường học, cửa hiệu và nhà hàng mở cửa, trong khi dựa vào các biện pháp tự nguyện, tập trung vào giãn cách xã hội và giữ vệ sinh tốt.
Số ca tử vong tại Thụy Điển cao hơn nhiều so với Đan Mạch, Na Uy và Phần Lan nếu dựa trên quy mô dân số khi mà giới chức các nước láng giềng này có cách tiếp cận nghiêm ngặt hơn.
Tại Đông Nam Á, Bộ Y tế Lào cho biết nước này không có bệnh nhân mới trong 25 ngày liên tiếp và hiện vẫn chỉ có 19 ca nhiễm, trong đó 10 bệnh nhân đã được chữa khỏi.
Hiện giới chức Lào vẫn hết sức cẩn trọng và tiếp tục duy trì các biện pháp phòng ngừa chặt chẽ, trong đó đặc biệt chú trọng tới công tác kiểm soát những người nhập cảnh.
Theo quy định, mọi công dân, kể cả công dân Lào khi nhập cảnh đều phải được lấy mẫu xét nghiệm dù có triệu chứng hay không, đồng thời phải thực hiện cách ly bắt buộc 14 ngày. Với bất cứ ai có triệu chứng nghi ngờ sẽ được đưa vào bệnh viện để theo dõi.
Trong khi đó, Thái Lan tiếp tục ghi nhận các ca nhiễm mới ở mức thấp. Ngày 7/5, giới chức Thái Lan xác nhận 3 ca nhiễm mới và không ghi nhận thêm ca tử vong nào. Đến nay, Thái Lan có tổng cộng 2.992 ca nhiễm, trong đó 55 ca tử vong.
Thái Lan đặt lộ trình bước vào giai đoạn 2 của tiến trình nới lỏng các biện pháp nghiêm ngặt vốn được áp đặt trong thời gian qua. Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 (CCSA) của Thái Lan cho biết giai đoạn 2 này sẽ bắt đầu từ ngày 17/5 nếu số lượng các ca nhiễm mới không tăng và dự kiến sẽ liên quan đến các doanh nghiệp lớn cũng như việc tụ tập đông người.
Malaysia, Indonesia và Philippines ngày 7/5 tiếp tục ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm mới. Bộ Y tế Malaysia cho biết nước này có thêm 39 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 6.467 ca trong khi tổng số ca tử vong vẫn là 107 người.
Indonesia thông báo 338 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 12.776 ca trong khi có thêm 35 ca tử vong, đưa tổng số ca tử vong lên thành 930 người.
Bộ Y tế Philippines cũng thông báo thêm 339 ca nhiễm, theo đó tổng số ca nhiễm tăng lên 10.343 người. Nước này cũng ghi nhận thêm 27 ca tử vong và hiện tổng số người tử vong tăng lên 685 ca. Ngoài ra, Philippines ghi nhận thêm 112 bệnh nhân bình phục, nâng tổng số ca bình phục lên 1.618 người.
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận