Dự án sông Tô Lịch - "Đại sứ thiện chí" trong quan hệ ngoại giao Việt - Nhật
Dự án "Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh Tô Lịch" được thực hiện bằng nguồn vốn từ phía Nhật Bản để hồi sinh dòng sông gắn liền với lịch sử nghìn năm của Thủ đô văn hiến sẽ là "gạch nối" quan trọng trong quan hệ ngoại giao thân thiết giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản khi được các cấp chính quyền phê duyệt.
- "JVE chưa bao giờ từ bỏ dự án xử lý ô nhiễm, cải tạo sông Tô Lịch"
- Chủ tịch JVE: “Công viên Lịch sử - Văn Hoá – Tâm linh Tô Lịch” là dịch vụ công ích
- Chuyên gia môi trường nói gì về dự án “Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh Tô Lịch”
Tân Thủ tướng Suga Yoshihide gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến công du đầu tiên ra nước ngoài sau khi lên nắm quyền điều hành Nhật Bản.
Khi Việt Nam là tâm điểm chú ý khi đây là địa điểm công du đầu tiên ra nước ngoài của tân Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide để "thắt chặt" hơn nữa quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Đồng thời đây cũng là động thái cho thấy mức độ tin cậy của chính quyền tân Thủ tướng nước này.
Bằng những tài trợ, trợ giúp quý báu của Chính phủ và nhân dân Nhật Bản bằng cả nhân lực, vật lực cũng như công nghệ hiện đại đã, đang và sẽ làm thay đổi cuộc sống của nhân dân Việt Nam.
Năm 2018, thời điểm kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã có rất nhiều công trình là biểu tượng cho mối quan hệ ngoại giao bền chặt này như Nhà ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất, Sân bay Nội Bài, cầu Nhật Tân,
Trong đó phải kể đến Dự án "Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh Tô Lịch" đang trong quá trình được các cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư thông qua Công ty CP Tập đoàn Môi trường Nhật Việt (JVE Group) cùng với tổng thầu lớn của Nhật Bản được kỳ vọng sẽ làm sống lại dòng sông gắn liền với lịch sử của Thủ đô.
Hình ảnh phối cảnh Dự án "Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh Tô Lịch" được JVE Group cùng đối tác trình lãnh đạo Thủ đô.
Bởi theo các chuyên gia đến từ đất nước mặt trời mọc cho biết, để có thể làm "hồi sinh" dòng sông lịch sử này theo đũng nghĩa cần có giải pháp tổng thể cho toàn bộ các vấn đề như thu gom nước thải, cấp nước bổ sung cho dòng sông sau khi thu gom các dòng nước thải này cùng với vấn đề quan trọng là phải xử lý được tận gốc nguồn gây ra mùi hôi thối đó là vấn đề về tầng bùn đáy sẽ bảo tồn được giá trị lịch sử văn hoá tâm lịch của người dân Thủ đô.
Cùng với việc tài trợ về tài chính là công nghệ Nano Bioreactor đã mang lại kết quả tốt khi được TP Hà Nội cho phép thí điểm tại chính dòng sông này trong 2 năm qua.
"Kết quả cho thấy 6/6 mục tiêu đặt ra đã đạt, như vậy là dự án chứng minh công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản đã thành công như dự kiến", Tổ chức Xúc tiến thương mại - Môi trường Nhật Bản khẳng định.
Mô hình thí điểm đã chứng minh được tính hiệu quả của công nghệ Nano Bioreactor tại Hồ Tây năm 2019.
Còn GS.TS Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam nhận định: “Theo kết quả phân tích kết quả và thức tế cho thấy, các vi khuẩn có hại thì bị giảm đi, còn vi sinh vật có lợi thì tiếp tục phát huy chức năng của nó trong hệ sinh thái nước. Nó làm cho không còn mùi hôi nữa và giải quyết được các chất hôi, thối trong bùn mà từ lâu nay các công nghệ khác chưa giải quyết được triệt để”.
Bên cạnh đó, Dự án này còn mang các quy chuẩn về dòng sông an toàn của chính Nhật Bản trong đề xuất của mình trước khi trình lên Lãnh đạo thành phố khi dự án này được chấp thuận.
Còn theo Chủ tịch HĐQT Công ty JVE Nguyễn Tuấn Anh - Người có 15 năm sống, làm việc và học tập tại Nhật Bản cho biết, mục đích chính của đề án cải tạo sông Tô Lịch thành 'công viên Lịch sử - văn hóa - tâm linh' là để hồi sinh dòng sông từng sầm uất nhất Thăng Long.
Chủ tịch JVE Group Nguyễn Tuấn Anh trong một buổi trao đổi thông tin với báo chí về Dự án "Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm Linh Tô Lịch".
Khi thông tin về dự án này, Chủ tịch JVE Group Nguyễn Tuấn Anh cho biết đề án cải tạo sông Tô lịch thành "Công viên Lịch sử - văn hóa - tâm linh Tô Lịch" dự kiến tiến hành trong vòng 5 năm. "Từ năm 2021-2026 chúng tôi sẽ quyết tâm làm xong dự án công viên lịch sử này" - ông Tuấn Anh nói.
Cũng theo ông Tuấn Anh, đề án này hoàn toàn xuất phát từ tình cảm của tổng thầu Nhật Bản dành cho Việt Nam, cũng như tình cảm của cá nhân ông sau 15 năm được Chính phủ Nhật Bản cấp học bổng toàn phần chứ không phải cải tạo sông Tô Lịch để kiếm tiền từ dự án này.
Ngoài ra, cũng theo đại diện JVE, sau khi cải tạo sông Tô Lịch thành công, công ty này sẽ bàn giao lại cho thành phố Hà Nội. Công ty không thu phí vé vào cổng công viên hay kinh doanh tại địa điểm này. Nếu có kinh doanh du lịch trong lòng sông thì nguồn thu thuộc về thành phố.
Dự án sau khi xây dựng sẽ tạo ra cảnh quan mang tính lịch sử gắn liền với lịch sử 1010 năm lịch sử kinh đô Thăng Long cũng như sự gắn bó mật thiết giữa nhân dân hai nước. Đồng thời sẽ là "Đại sứ thiệt chí" trong gần 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận