Dự báo giá vàng SJC trong nước ngày 22/6: Điều chỉnh trong biên độ hẹp
Dự báo giá vàng ngày 22/6, những lo ngại về tác động kinh tế khi số ca nhiễm dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, mâu thuẫn giữa các cường quốc vẫn căng thẳng sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm lý các nhà đầu tư.
- Dự báo giá vàng SJC trong nước ngày 20/6: Tăng nhẹ
- Dự báo giá vàng SJC trong nước ngày 18/6: Sẽ điều chỉnh không nhiều trong xu hướng tăng
Ông Phil Flynn, nhà phân tích thị trường cao cấp của Price Futures Group cho rằng, vàng đã có một thời gian khó khăn để thoát ra khỏi sự bất an do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Còn Ông Jeffrey Sica, nhà sáng lập công ty tư vấn tài chính Circle Squared Alternative Investments cho biết, trong bối cảnh xuất hiện mối de dọa về một đợt lây lan Covid-19 tiếp theo, bất chấp hậu quả lâu dài như lạm phát cao, các Chính phủ trên toàn thế giới sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp kích thích kinh tế. Diễn biến này sẽ hỗ trợ cho giá vàng trong dài hạn.
Phiên giao dịch đầu tuần 22/6 dự báo sẽ có ít biến động.
Như mọi khi, Kitco khảo sát về dự báo giá vàng tuần tới với 16 chuyên gia trên phố Wall, thì có 9 người( tương đương 56%) dự báo vàng sẽ tăng giá; 5 người( 31%) dự báo vàng sẽ đi ngang và như vậy, 2 người còn lại( 13%) dự báo vàng sẽ giảm.
Kết quả khảo sát trực tuyến trên Main.St với 1.299 người tham gia thì có 688 người được hỏi ( tương đương 53%) trong số đó tin rằng giá vàng sẽ tiếp tục tăng, có 302 người được hỏi( 23%) cho rằng giá vàng giảm và 309 người( 24%) còn lại có quan điểm giá vàng sẽ đi ngang.
Như vậy, so với kết quả khảo sát tuần trước thì số lượng dự đoán giá vàng tăng lên đã giảm đi, số lượng người dự đoán đi ngang và giảm giá của vàng đã tăng lên. Điều này cho thấy tâm lý các nhà đầu tư về thị trường vàng sẽ diễn biến phức tạp trong tuần tới.
Giá vàng Thế giới chốt phiên giao dịch tuần ở mức giá 1741,46 USD/ounce. Giá vàng SJC trong nước tuần qua chốt phiên ở mức giá 48,85 triệu đồng/lượng, tăng khoảng 130 ngàn đồng/lượng so với mức giá phiên giao dịch đầu tuần trước.
Cụ thể, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết tại thị trường Hà Nội ở mức 48,50 - 48,87 triệu đồng/lượng, tại thị trường TP Hồ Chí Minh ở mức 48,50-48,85 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), chênh lệch mua vào bán ra ở mức khoảng 350 ngàn đồng/lượng.
Còn tại Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI cơ sở Hà Nội niêm yết ở mức giá 48,55- 48,75 triệu đồng/lượng. Mức giá niêm yết tại DOJI HCM là 48,56-48,79 triệu đồng/lượng, chênh lệch mua vào bán ra khoảng 200 ngàn đồng/lượng.
Tiếp đó, hệ thống Phú Nhuận PNJ niêm yết ở mức giá 48,50-48,90 triệu đồng/lượng, chênh lệch mua vào bán ra khoảng 400 ngàn đồng/lượng.
Tập đoàn Phú Quý SJC niêm yết ở mức 48,55-48,75 triệu đồng/lượng( mua vào-bán ra), chênh lệch mua vào bán ra ở mức 200 ngàn đồng/lượng.
Công ty vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu, giá niêm yết ở mức 48,56-48,74 triệu đồng/lượng, chênh lệch mua vào bán ra ở mức 180 ngàn đồng/lượng, đâu là mức chênh lệch thấp trên hệ thống các tổ chức lớn.
Tiệm vàng Mi Hồng niêm yết giá ở mức 48,60-48,80 triệu đồng/lượng( mua vào-bán ra), chênh lệch mua vào bán ra của tiệm vàng lớn này ở mức 200 ngàn đồng/lượng.
Hệ thống ngân hàng giá bán ra bình quân trong khoảng 48,60-48,97 triệu đồng/lượng.
Tại ngân hàng Sacombank giá niêm yết ở mức 48,32-48,70 triệu đồng/lượng( mua vào-bán ra). Chênh lệch mua vào bán ra ở mức 380 ngàn đồng/lượng.
Ngân hàng ACB niêm yết ở mức giá 48,55- 48,85 triệu đồng/lượng, chênh lệch mua vào bán ra ở mức 300 ngàn đồng/lượng.
Ngân hàng Eximbank niêm yết ở mức 47,40-48,60 triệu đồng/lượng, chênh lệch mua vào bán ra ở mức 200 ngàn đồng/lượng.
Ngân hàng Martimebank vẫn là ngân hàng có mức bán ra cao nhất khi niêm yết ở mức giá 48,83 - 48,97 triệu đồng/lượng( mua vào –bán ra), biên độ chênh lệch mua vào, bán ra 140 ngàn đồng/lượng.
Với sự ổn định của kinh tế-xã hội trong nước, dịch Covid-19 vẫn đang được kiểm soát tốt thì khả năng vàng sẽ ít điều chỉnh trong phiên đầu tuần.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận