Google lừa dối người dùng khi kiếm tiền trên dữ liệu vị trí của họ
Việc thu thập dữ liệu vị trí người dùng của Google phục vụ cho các mục đích quảng cáo dù không được sự cho phép cũng như kết nối internet được xem như là hành vi lừa dối nghiêm trọng của ông lớn công nghệ Mỹ được ghi nhận trong phán quyết của Toà án Australia.
- Cách chia sẻ ảnh và video không kèm dữ liệu vị trí trên iOS 13, iPadOS 13
- Google Meet bị nghi ngờ đang thu thập dữ liệu người dùng làm việc trực tuyến
- Vụ nghi lộ dữ liệu 2 triệu khách hàng của MSB: Người dùng cần phải làm gì?
Theo phán quyết nêu rõ Google đã vi phạm luật tiêu dùng Australia khi thu thập lịch sử vị trí của một số người dùng kể cả khi họ đã từ chối chia sẻ thông tin. Cụ thể, Google từng tuyên bố hãng chỉ thu thập thông tin từ tính năng lịch sử vị trí trên các thiết bị của người dùng từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2018.
Tuy nhiên, khi người dùng bật tính năng kiểm soát hoạt động duyệt web và sử dụng ứng dụng, cũng sẽ đồng thời mặc định cho phép Google thu thập, lưu trữ và sử dụng số dữ liệu này. Google cũng đã không báo cho người dùng rằng họ cần phải tắt cả hai tính năng này thì mới ngăn được công ty tiếp tục thu thập dữ liệu.
Dữ liệu vị trí người dùng đang được Google xem như là một "món hời" khi cung cấp cho các nhà quảng cáo kiếm hàng triệu USD.
Trước đây, đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra vấn đề dữ liệu vị trí vẫn bị thu thập thông qua các thiết bị Android và iPhone, kể cả sau khi người dùng tin rằng họ đã không cho phép điều này.
Các nhà quảng cáo cần có những dữ liệu giá trị này để tìm cách thúc đẩy doanh số bán hàng và dịch vụ liên quan đến vị trí. Tuy nhiên, Ủy ban Cạnh tranh và Tiêu dùng Australia (ACCC), cơ quan khởi kiện Google, khẳng định phán quyết trên là hành động pháp lý đầu tiên trên thế giới về vấn đề này.
Theo Chủ tịch ACCC Rod Sims, đây là chiến thắng quan trọng đối với người tiêu dùng, đặc biệt là những ai đang lo ngại về quyền riêng tư trực tuyến. Quyết định của tòa đã gửi đi thông điệp mạnh mẽ tới Google và các hãng công nghệ khác rằng các tập đoàn lớn không được lừa dối người tiêu dùng.
Ông nhấn mạnh quyết định này là bước đi quan trọng nhằm đảm bảo các nền tảng số phải thông báo rõ ràng cho người tiêu dùng về mục đích sử dụng dữ liệu và họ cần làm gì để bảo vệ những thông tin này.
Trong phán quyết, Thẩm phán tòa án liên bang Thomas Thawley chỉ đồng ý một phần với vụ kiện chống Google của ACCC, khi cho rằng không phải tất cả người tiêu dùng đều bị Google lừa dối.
ACCC khẳng định sẽ theo đuổi mức tiền phạt vào khoảng 850.000 USD cho mỗi vi phạm, với tổng số tiền phạt có thể lên tới hàng triệu USD.
Google đã phản đối phán quyết trên, đồng thời cho biết đang xem xét nhiều phương án, trong đó có khả năng khiếu nại. Theo Google, công ty đã cung cấp biện pháp kiểm soát chặt đối với dữ liệu về vị trí, điển hình như lựa chọn xóa tự động lịch sử vị trí, tạo điều kiện cho người dùng kiểm soát dữ liệu dễ dàng hơn.
Năm ngoái, ACCC đã yêu cầu Google và Facebook phải bồi thường cho các hãng tin Australia khi đăng tải nội dung tin tức trên các nền tảng công nghệ này.
Điều này đã dẫn tới việc Quốc hội Australia thông qua Bộ quy tắc thương lượng truyền thông, buộc các công ty công nghệ toàn cầu phải trả phí cho việc sử dụng nội dung tin tức của các hãng tin Australia.
Google và Facebook sau đó đã chấp nhận ký thỏa thuận trả phí tin tức trị giá hàng triệu USD với các công ty truyền thông nước này.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận