"Hộ chiếu vaccine" kèm theo những vấn đề xã hội cần giải quyết khi áp dụng
"Hộ chiếu vaccine" đang được xem là cứu cánh kinh tế thế giới thống qua việc áp dụng công nghệ tuy nhiên đang làm dấy lên những lo ngại về sự phân biệt đối xử hay tình trạng đặc quyền trong thứ hạng các đối tượng thực hiện tiêm phòng COVID-19.
- Công dân Việt Nam sắp có hộ chiếu gắn chip điện tử
- Quy trình lấy vân tay để cấp hộ chiếu điện tử được thực hiện như thế nào?
- Việt Nam sẽ có hộ chiếu gắn chip điện tử từ 7/2020?
Trong nỗ lực nhằm mở cửa lại nền kinh tế, chính phủ và các hãng phát triển công nghệ trên khắp thế giới đang xem xét khả năng phục hồi kinh tế thông qua sử dụng "hộ chiếu vaccine" xác định những người được bảo vệ khỏi virus SARS-CoV-2.
Tuy nhiên, các hãng công nghệ cũng cho rằng những công cụ này có thể gây ra một số hậu quả như sự kỳ thị xã hội đối với nhóm người không được tiêm vaccine, đồng thời kêu gọi các nhà lập pháp cân nhắc kỹ về cách thức sử dụng chúng.
"Hộ chiếu vaccine" là lựa chọn giữa kinh tế và vấn đề xã hội mà giới chức thế giới cần giải quyết khi áp dụng.
Trong bối cảnh ngành du lịch và giải trí đang gặp nhiều khó khăn khi các nước áp đặt quy định giãn cách xã hội, các ngành này đặc biệt quan tâm đến việc làm sao để nhanh chóng phát hiện những người đã được bảo vệ khỏi virus.
Trong số các hãng công nghệ phát triển "hộ chiếu vaccine", công ty sinh trắc học iProov và công ty an ninh mạng Mvine là hai doanh nghiệp được chính phủ tài trợ và có sản phẩm được cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh kiểm tra.
Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của iProov, ông Andrew Bud cho rằng thông tin trên hộ chiếu vaccine không cần danh tính, mà chỉ cần xác nhận người mang hộ chiếu đã được tiêm phòng hay chưa và đặc điểm ngoại hình.
Theo ông Andrew Bud, một số nước đang triển khai các giấy chứng nhận tiêm vaccine, trong khi tại Mỹ, các loại giấy phép y tế cá nhân đang được sử dụng cho những khán giả tham gia các sự kiện thể thao.
Tuy nhiên, ông cảnh báo các chứng nhận tiêm vaccine có thể gây ra nhiều vấn đề chính trị - xã hội như nạn phân biệt đối xử, tình trạng đặc quyền và sự kỳ thị đối với nhóm người trẻ tuổi do họ sẽ là nhóm cuối cùng trong danh sách tiêm phòng.
Ông nhấn mạnh nhiệm vụ của các hãng công nghệ là cung cấp nền tảng cơ bản để tạo ra hộ chiếu vaccine và các loại chứng nhận liên quan, chứ không đánh giá xem đó có phải là ý tưởng tốt hay không, đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng chính phủ đang cân nhắc cẩn thận trước khi sử dụng công nghệ này.
Trong khi đó, các chuyên gia khẳng định việc xác nhận tình trạng tiêm vaccine có thể giúp ích cho hoạt động kinh tế đêm, hiện đang là nguồn sinh kế của khoảng 420.000 người tại miền Bắc thành phố Manchester, phía Bắc vùng England.
Ông Sacha Lord, cố vấn công nghiệp và là nhà đồng sáng lập lễ hội âm nhạc Parklife của thành phố này cho biết ban tổ chức đang phải tìm cách để lễ hội hoạt động bình thường trở lại.
Ông chia sẻ mặc dù đã có nhiều thử nghiệm liên quan đến các buổi hòa nhạc đảm bảo giãn cách xã hội, song chúng không thực sự khả quan về mặt tài chính. Ông cho rằng không nên buộc người dân tham gia chương trình hộ chiếu vaccine, thay vào đó nên sử dụng bộ xét nghiệm nhanh COVID-19.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận