Lỗi thiết bị - 'Nút thắt' lớn trong triển khai thu phí BOT không dừng
Hệ thống thu phí BOT tự động đang ở trong tình trạng triển khai chậm một phần nguyên nhân rất lớn đến từ hệ thống trong suốt thời gian qua chưa được khắc phục dứt điểm dù số lượng xe thực hiện dán thẻ tăng trưởng nhanh.
- Bộ GTVT bị "thúc" tiến độ thực hiện thu phí BOT không dừng
- Lỗi thu phí không dừng trên cao tốc là do ổ cứng trên thiết bị lưu trữ trong hệ thống Back-End
- Nhà đầu tư đòi trả dự án thu phí không dừng: Bắt Nhà nước làm 'con tin'?
Đến nay, xe dán thẻ ETC chiếm 60% phương tiện trên cả nước, tuy nhiên số này có tới 40% phương tiện chưa nạp tiền vào tài khoản giao thông hoặc trong tài khoản không đủ tiền. Với những xe tài khoản không đủ tiền, mỗi khi đi qua trạm thu phí cần barie không mở buộc tài xế phải trả tiền mặt.
Ngoài ra, tại một số trạm thu phí vẫn còn tình trạng lỗi thiết bị. Thiết bị không đọc được khi xe dán thẻ ETC đi qua trạm thu phí, gây ùn tắc, bức xúc cho lái xe.
Xe dán thẻ ETC đảm bảo điều kiện sử dụng dịch vụ nhưng lại không được thu phí.
Tại tuyến Cầu Giẽ - Ninh Bình, có thời điểm kiểm tra chỉ trong 45 phút có 20 lỗi xe không thể đi qua làn ETC. Trong số này có tới 8 lỗi xe không nạp tiền hoặc không còn đủ tiền, còn lại lỗi là do dán thẻ và các lỗi kỹ thuật khác.
Những xe qua trạm chưa nạp đủ tiền hoặc bị các lỗi kỹ thuật phải dừng lại để trả tiền theo phương thức thủ công (MTC) vào ngày cao điểm gây ùn tắc tại trạm thu phí.
Trên thực tế, vẫn còn khá nhiều xe dán thẻ ETC trong tài khoản có tiền nhưng đi qua trạm thu phí không đọc được do lỗi kỹ thuật.
Điều đáng nói vẫn xảy ra tình trạng xe dán thẻ của 2 nhà cung cấp dịch vụ (VETC và VDTC) dẫn đến tình trạng lỗi kỹ thuật, xe không qua được trạm thu phí.
Trong văn bản gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam mới đây, Công ty CP truyền thông số Việt Nam (VDTC) cho biết, từ ngày 30/4 đến ngày 2/5 đã có 700 xe đấu nối thẻ VETC dù trước đó đã đấu thẻ ePass.
Ông Bùi Trình, Tổng giám đốc VDTC cho biết, khi một xe dán 2 thẻ của cả ePass và VETC sẽ làm xung đột kỹ thuật, gây lỗi khi qua trạm do không nhận và đọc đúng thẻ. Việc này gây khó khăn cho công tác hậu kiểm.
Phó tổng giám đốc Công ty TNHH thu phí tự động VETC Hồ Trọng Vinh cho biết, dự án thu phí không dừng có 2 mô hình, mô hình do VETC đầu tư, vận hành tại thu phí và mô hình do nhà đầu tư BOT đầu tư sau kết nối dữ liệu vào trung tâm dữ liệu VETC. Khi lỗi xảy ra thì các bên cần ngồi lại phân tích lỗi do thẻ, thiết bị đầu đọc hay lỗi của trung tâm dữ liệu. Khi phân tích ra lỗi của bên nào thì bên đó phải chịu trách nhiệm.
Về tình trạng thẻ của hai nhà cung cấp dán chặn lên nhau, ông Vinh cho rằng đó là lỗi của người dán thẻ. Với người dán thẻ của VETC nếu muốn chuyển sang dán thẻ ePass thì phải huỷ thẻ mới sử dụng được thẻ mới. Ngược lại, người dán thẻ ePass muốn chuyển sang dán thẻ VETC cũng phải làm thủ tục huỷ thẻ cũ dán thẻ mới. Chủ phương tiện cần nắm rõ chứ không phải thích dán thẻ nào thì dán.
“Thẻ chồng thẻ” không thể xử lý dứt điểm
Một nhà đầu tư BOT cho biết, tình trạng nhà cung cấp dịch vụ ETC dán thẻ chồng lấn lên nhau ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thu phí tự động không dừng. Nhà đầu tư BOT thực sự không biết phải xử lý thế nào trong tình huống này.
Do vậy, nếu cơ quan quản lý nhà nước không xử lý dứt điểm, tình trạng này tiếp tục tái diễn khi thí điểm chỉ thu phí tự động không dừng trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng ùn tắc tại trạm thu phí là khó tránh khỏi.
Dán thẻ nhưng không thể kết nối hệ thống đang là lỗi thường xuyên xảy ra.
Về vấn đề này, trao đổi với VietNamNet, một lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết đã giao cho Thanh tra của Tổng cục tiến hành kiểm tra; khi có kết quả sẽ xử lý dứt điểm.
Tổng cục Đường bộ cũng đang xây dựng bộ tiêu chuẩn để đánh giá KPI (chỉ số hiệu quả công việc) theo chuẩn của các trạm thu phí. Nếu chỉ số KPI thấp thì phải điều chỉnh hoặc có chế tài xử phạt nếu tình trạng lỗi không được khắc phục.
Chưa thể triển khai việc thu phí sau
Ông Nguyễn Viết Huy, Vụ phó Vụ đối tác công tư (Bộ GTVT) cho biết, Bộ GTVT cũng đã tính đến chế tài cho phép xe chưa đủ tiền hoặc xe bị lỗi thẻ, lỗi kỹ thuật sẽ nộp tiền sau. Tuy nhiên đây là giai đoạn sau hướng tới bỏ barie.
Ông Vinh cho biết, về công nghệ những xe không đủ tiền hoặc lỗi kỹ thuật hoàn toàn có thể trừ tiền sau. Tuy nhiên, để cho phép trừ tiền sau Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ cần có chế tài cụ thể. Và đặc biệt phải được sự thống nhất của tổ chức tín dụng và nhà đầu tư BOT.
“Nhà đầu tư BOT thu được bao nhiêu tiền hàng ngày đều phải chuyển hết cho ngân hàng. Nếu chủ phương tiện trả tiền sau ngân hàng có đồng ý cho nợ không hay không là vấn đề không nhỏ. Trường hợp nếu ngân hàng cho trả sau thì thời gian nợ bao lâu, nếu không trả đúng hạn tính lãi thế nào ... Vấn đề này cần phải được sự thống nhất và có chế tài cụ thể của các bên”, ông Vinh nói.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận