Nhật Bản: Mạng 5G giúp nhà bán lẻ Docomo phát triển máy bán hàng tự động
Để ứng phó với quy định hạn chế tiếp xúc phòng dịch COVID-19 của giới chức Nhật Bản cùng với triển khai đồng bộ mạng 5G, nhà bán lẻ NTT Docomo đã triển khai máy bán hàng tự động cho 50 mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trên 100 điạ điểm đặt máy.
Trước các quy định hạn chế tiếp xúc để phòng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và tình trạng thiếu nguồn nhân lực ngày càng nghiêm trọng, các cửa hàng không có nhân viên đang dần trở thành xu hướng tại Nhật Bản.
Theo đó, công ty NTT Docomo đã công bố kế hoạch tham gia vào hệ thống cửa hàng không nhân viên và sẽ phát triển hệ thống máy bán hàng tự động có thể cung cấp khoảng 50 mặt hàng thực phẩm, đồ điện gia dụng...
Hệ thống bán hàng của nhà bán lẻ hàng đầu Nhật Bản NTT Docomo tiên phong ứng dụng mạng 5G để triển khai bán hàng tự động ứng phó với quy định giãn cách xã hội để phòng dịch COVID-19.
Hệ thống máy bán hàng tự động này sẽ được lắp đặt ở các khu chung cư, văn phòng làm việc và dự kiến được triển khai tại 100 địa điểm ở khu vực thủ đô Tokyo vào cuối năm 2021, sau đó dần mở rộng ra các đô thị khác như Osaka.
NTT Docomo cho biết hệ thống của hàng không nhân viên sẽ sử dụng công nghệ 5G để quản lý hàng hóa, kiểm soát nhiệt độ, đóng mở cửa hàng từ xa. Tất cả các mặt hàng sẽ được kết nối nhờ công nghệ kết nối vạn vật (IoT). Người tiêu dùng có thể sử dụng phần mềm chuyên dụng để mua hàng và thanh toán bằng điện thoại hoặc thẻ tín dụng.
Trong khi đó, chuỗi cửa hàng tiện ích Seven-Eleven đã triển khai 500 điểm bán hàng không nhân viên và hiện đặt mục tiêu đến cuối năm 2025 mở 1.000 điểm trên toàn Nhật Bản.
Hệ thống máy bán hàng của Seven-Eleven chủ yếu được lắp đặt tại các trường học, khu văn phòng làm việc và có thể cung cấp tối đa 92 sản phẩm, trong đó có các mặt hàng ăn uống như cơm hộp, bánh mỳ, món tráng miệng...
Ngoài NTT Docomo và Seven-Eleven, hai chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn của Nhật Bản là Ministop và Lawson cũng đang xúc tiến kế hoạch xây dựng các cửa hàng không sử dụng nhân viên.
Theo Trung tâm đánh giá năng suất Nhật Bản, năng suất lao động của các đơn vị bán lẻ Nhật Bản trong năm 2018 là 6,44 triệu yen (gần 62.000 USD), thấp hơn nhiều so với mức 7,94 triệu yen của các ngành khác. Chuỗi cửa hàng tiện lợi vốn có được doanh thu tốt từ trước đến nay cũng bắt đầu xu hướng cắt giảm số lượng của hàng vào năm 2019.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát, xu hướng phát triển cửa hàng bán lẻ không có nhân viên sẽ góp phần giải quyết tình trạng thiếu nguồn lao động và cải thiện được hiệu quả kinh doanh của ngành này.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận