Phát huy vai trò thông tin truyền thông trong phòng chống thiên tai
Giao ban Quản lý nhà nước quý III/2020, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng yêu cầu ngành TT&TT phát huy vai trò trong các tình huống thiên tai, dịch bệnh, chẳng hạn như áp dụng giải pháp pin đặc biệt trong những vùng bị thiên tai.
- 61 cơ quan, đơn vị đã kết nối, liên thông dữ liệu qua nền tảng NGSP do Bộ TT&TT xây dựng
- Bộ TTTT sẽ cung cấp 149 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong năm 2020
- Bộ TT&TT hướng dẫn các tỉnh, thành phố triển khai thí điểm dịch vụ đô thị thông minh
Để tránh chuyện người dân bị mất sóng điện thoại, không thể liên lạc, kêu gọi sự cứu trợ, hỗ trợ thì Cục Viễn thông phải cùng với các nhà mạng bàn phải pháp, lên kế hoạch hành động đảm bảo thông tin liên lạc; lập quy hoạch các trạm phát sóng cho các doanh nghiệp chia nhau cùng làm.
Không chỉ cần có mì tôm cứu đói, người dân bị thiên tai, bão lũ còn cần có giải pháp pin đặc biệt (ví dụ như pin có thể sử dụng trong vòng 7 ngày) để duy trì liên lạc bằng điện thoại. Các cơ quan chức năng và cộng đồng có thể sử dụng hệ thống GPS để nhanh chóng tìm kiếm những người bị mất tích do sạt lở đất.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Cần giải pháp pin đặc biệt trong những vùng bị thiên tai.
Ứng phó tình huống khẩn cấp
Bộ trưởng đánh giá cao hệ thống báo chí – truyền thông, mạng xã hội, hệ thống nhắn tin qua mạng viễn thông, hệ thống loa phường, loa xã đã phát huy tốt vai trò của mình trong phòng chống dịch Covid-19. Chỉ trong thời gian rất ngắn, ứng dụng Bluezone đã có 23 triệu lượt tải. Chưa ứng dụng nào có hiệu quả lớn và số lượng tải trong thời gian ngắn lớn như vậy.
Thời gian tới, khi Việt Nam mở cửa trở lại, cần tiếp tục duy trì Bluezone để có thể chung tay xử lý nhanh chóng, hiệu quả nếu dịch bệnh tái bùng phát.
Phải “đi trước” thay vì “đi cùng các nước”
Sắp tới, Bộ TT&TT sẽ công bố các nền tảng số cơ sở để đẩy nhanh ứng dụng CNTT, công bố các ứng dụng đạt chuẩn và giá của các ứng dụng cơ bản, qua đó tăng sự tin cậy cho các bộ, ngành, địa phương.
Các đơn vị trong Bộ khi ban hành văn bản pháp luật cần phải tham vấn các doanh nghiệp cũng như các đối tượng chịu sự quản lý của chính sách sắp ban hành. Ảnh: Trọng Đạt
Quan điểm của Bộ TT&TT là phát triển công nghệ theo hướng mở; thu hút sự tham gia của nhiều nước, tạo niềm tin số. Đặc biệt, cần lưu ý sự hợp tác xây dựng chính sách. Các đơn vị trong Bộ khi ban hành văn bản pháp luật cần phải tham vấn các doanh nghiệp cũng như các đối tượng chịu sự quản lý của chính sách sắp ban hành. Các doanh nghiệp cần đầu tư bộ phận nghiên cứu, phản biện, đề xuất chính sách. Khi có đề xuất mới có thể trực tiếp gửi tới lãnh đạo Bộ.
Những việc cần làm trong quý 4/2020 Về bưu chính, Việt Nam đã ban hành bộ mã địa chỉ bưu chính với dữ liệu địa chỉ của 24 triệu hộ gia đình. Nếu chính xác hóa các địa chỉ này thì sẽ có mạng lưới chuỗi bán lẻ với 24 triệu cửa hàng, có thể dễ dàng vận chuyển hàng hóa đến từng hộ gia đình. Việc chuẩn hóa các địa chỉ cần phải làm ngay trong năm 2020, có thể tra cứu được trên bản đồ số. Về viễn thông, hiện đã thử nghiệm thương mại 5G ở một số thành phố lớn, dự kiến tháng 6/2021 sẽ triển khai thương mại trên diện rộng. Mới đây, Viettel và Vingroup đã ký kết hợp tác, dự kiến tháng 11/2020, sẽ thực hiện cuộc gọi thử nghiệm đầu tiên trên thiết bị mà hai bên hợp tác phát triển. Về ứng dụng CNTT, việc quan trọng nhất là phải hoàn thành kế hoạch 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Đồng thời phải thúc đẩy chuyển đổi số. Về an toàn thông tin, đến ngày 31/12, phải có 90% (20/22) sản phẩm trong hệ sinh thái an toàn thông tin là sản phẩm của Việt Nam. Hiện tỷ lệ này đang là 82%. Về báo chí - truyền thông, việc chính là quy hoạch, đến giờ đã triển khai tốt, chỉ còn vài trường hợp đặc biệt. Bộ TT&TT được giao làm đề án hỗ trợ báo chí về kinh tế. Đây là việc lớn nhất mà Bộ TT&TT có thể làm được cho báo chí. Phiên bản cuối của dự thảo đề án gửi cho các cơ quan báo chí để mọi người cùng xem và góp ý; để trình Thủ tướng trong tháng 11. |
Theo ictnews
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận