Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia có mức độ văn minh thấp nhất trên không gian mạng?
Một số chủ đề như phân biệt giới tính, ngoại hình, tình cảm... mà người Việt hành xử chưa đúng đắn, đã đẩy Việt Nam vào top 5 quốc gia có mức độ văn minh thấp nhất.
- Pretzel - Bánh quy cây: Biểu tượng văn hoá châu Âu với nhiều tranh cãi về nguồn gốc
- Quảng Phú Cầu - Nơi lưu giữ những nét đẹp văn hoá dân tộc Việt
- VTCK - Cầu nối gắn kết 2 nền văn hoá Việt - Hàn
Vấn đề này được thể hiện trong báo cáo chỉ số văn minh trên không gian mạng - Digital Civility Index (DCI) do Hãng Microsoft công bố nhân dịp ngày quốc tế an toàn Internet - Safer Internet Day.
Theo đó, tốp 5 chủ đề người Việt Nam thường có những hành xử không đúng mực là: các mối quan hệ tình cảm (48%), giới tính (48%), ngoại hình (35%), chủng tộc (23%) và quan điểm chính trị (23%).
Trong đó, 5 hành vi gây tổn thương nhiều nhất là: kỳ thị phụ nữ (86%), tổn hại uy tín nghề nghiệp (82%), công kích vi mô (82%), tổn hại danh tiếng cá nhân (81%), phân biệt đối xử (77%).
Một điều đáng lưu ý đó là việc những đáp viên cho biết những hành vi này diễn ra khá thường xuyên. Cụ thể, 70% đáp viên cho biết họ đã gặp phải một trong các hành xử không đúng mực trong một tháng gần đây. 97% thừa nhận họ đã bị tổn thương từ những hành xử đó trên không gian mạng và 83% lo lắng rằng họ sẽ gặp phải những hành vi tương tự một lần nữa.
Khi tham gia thế giới ảo, những rủi ro người Việt gặp nhiều nhất là: liên lạc không mong muốn (49%); tin nhắn gợi dục không mong muốn (41%); bịa đặt, lừa đảo và gian lận (39%); quấy rối tình dục (30%); gạ gẫm gợi dục (29%).
Theo nghiên cứu của Microsoft, chỉ số của gần như tất cả các rủi ro trong thế giới ảo của người Việt Nam đều gia tăng. Trong đó, rủi ro về về tình dục và hành vi tăng mạnh lên lần lượt 12 và 14 điểm.
Khảo sát này nhằm tìm hiểu nhận thức của thanh thiếu niên và người trưởng thành trên 25 quốc gia về cuộc sống trên mạng và những trải nghiệm của các đối tượng này đối với 21 rủi ro do các hành xử không đúng mực gây ra.
Khi được hỏi về những dự đoán của chính mình về các hành vi ứng xử trên không gian mạng trong tương lai, phản hồi của các đáp viên của 25 quốc gia như sau:
● 50% cho rằng các công ty công nghệ và mạng xã hội sẽ có những công cụ và chính sách để khuyến khích các hành động văn minh trên mạng và sẽ có những hình phạt thích đáng cho các hành vi sai phạm.
● 50% đáp viên tin rằng nhận thức và khả năng tự bảo mật dữ liệu của mỗi cá nhân sẽ trở nên tốt hơn.
Khảo sát cũng đưa ra những gợi ý để người dùng ứng xử văn minh hơn khi trực tuyến:
1. Quy luật vàng: luôn cảm thông, thấu hiểu và tôn trọng mọi cá nhân tham gia tương tác trực tuyến.
2. Tôn trọng sự khác biệt và các cách nhìn nhận đa dạng. Khi có sự bất đồng quan điểm, hãy thận trọng suy nghĩ, tránh các công kích cá nhân.
3. Suy nghĩ trước khi trả lời những bất đồng; tránh đăng tải, gửi những gì có ảnh hưởng tiêu cực đến người khác.
4. Sẵn sàng đấu tranh trước những hành vi ứng xử thiếu văn minh và chưa chuẩn mực.
Một số kết quả từ báo cáo chỉ số văn minh trên không gian mạng - Digital Civility Index (DCI) của Microsoft.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận