Thị trường thiết bị đeo toàn cầu sẽ tăng 137% vào năm 2024
Theo báo cáo được đưa ra ngày 13/8 của Công ty tư vấn và phân tích dữ liệu toàn cầu GlobalData cho biết, thị trường thiết bị đeo toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ gần 27 tỷ USD vào năm 2019 lên 64 tỷ USD vào năm 2024.
- Bàn tay robot cảm biến - Thiết bị điện tử bắt chước cuộc sống
- Apple thống lĩnh thị trường thiết bị âm thanh thông minh trên toàn cầu quý I/2020
- 5 mối đe dọa hàng đầu đối với các thiết bị di động năm 2019
Tuy nhiên, dữ liệu từ GlobalData cũng cho biết, doanh thu từ thiết bị đồng hồ thông minh sẽ giảm 10% trên toàn cầu trong năm nay vì sự chậm trễ trong việc sản xuất cũng như liên quan đến việc giảm chi tiêu của người tiêu dùng do tác động của đại dịch Covid-19.
Báo cáo của GlobalData cũng cho biết thêm, sự tăng trưởng trong thị trường thiết bị đeo theo dự kiến chủ yếu nhờ vào việc bổ sung các tính năng liên quan đến sức khỏe và nhận thức của con người trong đại dịch Covid-19, đặc biệt là đề cập đến các khía cạnh như truy vết tiếp xúc với người bệnh, dự đoán các triệu chứng và theo dõi bệnh nhân.
Thị trường thiết bị đeo toàn cầu sẽ tăng 137% vào năm 2024.
Trong khi doanh thu của đồng hồ thông minh, một phân khúc chính của công nghệ thiết bị đeo sẽ giảm 10% trong năm nay do suy thoái kinh tế toàn cầu thì dự kiến doanh thu sẽ bắt đầu phục hồi vào năm 2021.
Tina Deng, nhà phân tích thiết bị y tế cấp cao tại GlobalData cho biết: “Đại dịch đã làm tăng đáng kể nhận thức về các thiết bị đeo khi các trường hợp sử dụng của chúng tăng lên. Điều này đã dẫn đến sự gia tăng trong việc đổi mới thiết bị khi ngày càng nhiều công ty đua nhau phát triển những cách mới để kiếm tiền và giúp hạn chế sự lây lan của vi rút”.
Các công ty công nghệ bao gồm Apple và Samsung đã chạy đua để bổ sung thêm nhiều tính năng theo dõi sức khỏe cho thiết bị đeo của họ, bao gồm cả ứng dụng theo dõi giấc ngủ và điện tâm đồ (EKG).
“Những tiến bộ gần đây đang mang lại giá trị cho việc chăm sóc sức khỏe, tập trung vào chẩn đoán, điều trị, theo dõi và phòng ngừa. Những lợi thế này được cảm nhận thông qua toàn bộ chuỗi giá trị chăm sóc sức khỏe với các lợi ích bao gồm cá nhân hóa, chẩn đoán sớm, theo dõi bệnh nhân từ xa, việc tuân thủ thuốc của bệnh nhân, thư viện thông tin và ra quyết định tốt hơn, đồng thời giảm chi phí chăm sóc sức khỏe”, cô Tina Deng cho biết thêm.
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận