CEO Saigon Co.op: ‘Đổi mới để tạo sức cạnh tranh cho hệ sinh thái hợp tác xã’
“Mọi người hay nhìn nhận chữ 'đổi mới' là mình phải nhanh chóng, nhưng quan điểm cá nhân tôi thì có những đổi mới cần nhanh chóng nắm bắt, nhưng có những đổi mới mình cần phải có những kế hoạch, có từng bước”, Doanh nhân Nguyễn Anh Đức hiện là Tổng giám đốc Saigon Co.op.chia sẻ.
Động lực đổi mới của Saigon Co.op trên chặng đường 33 năm
Chia sẻ về những điểm khác biệt của thị trường bán lẻ 10 năm trước và thời điểm hiện tại, ông Nguyễn Anh Đức cho biết có 3 sự thay đổi chính.
Thứ nhất, trong vòng 10 năm trở lại đây, thị trường bán lẻ truyền thống với các hình thức như nhà sản xuất, nhà phân phối, cửa hàng tạp hóa, chợ truyền thống… chiếm tới 90%.
Thứ hai, đó là sự biến động về bản thân của doanh nghiệp, đối với những tay chơi trên thị trường, kể các những nhà bán lẻ FDI cũng có những biến động đổi chủ, đổi ngôi.
Thứ ba, đó là sự thay đổi theo xu hướng phát triển của công nghệ và các ngành công nghiệp khác.
Đứng trước sự xuất hiện của không ít những sàn thương mại trực tuyến đình đám như Shopee, Lazada, Tiki, CEO Saigon Co.op cho rằng doanh nghiệp này cũng như những nhà bán lẻ khác cũng không tránh khỏi cảm giác bị ‘hụt hơi’. Chính điều đó đã giúp Saigon Co.op nhìn nhận lại chính mình và có những thay đổi.
Với tư cách là một đơn vị thuần Việt, Saigon Co.op phải đối mặt với những thách thức lớn hơn, trực diện hơn.
Đầu tiên, là sự thay đổi về chiến lược tiếp thị và dịch vụ. Saigon Co.op đi sâu vào tìm hiểu sở thích, nhu cầu của khách hàng từng vùng miền, từ đó đa dạng hóa mô hình kinh doanh.
Liệu ‘đổi mới tiết kiệm’ có mang lại hiệu quả ?
Saigon Co.op đã đưa ra chiến lược nhằm ‘đưa trực tuyến gần hơn với trực tiếp’, và ‘trực tiếp gần hơn với trực tuyến’.
Bên cạnh đó, thay vì đầu tư nguồn vốn khổng lồ, Saigon Co.op dựa trên những cửa hàng vật lý đã có để biến những cửa hàng đó thành Dark Store (cửa hàng bán lẻ phục vụ riêng cho mua sắm trực tuyến) trong quá trình vận hành và phát triển.
Mô hình hợp tác xã ‘mới’ tại Saigon Co.op
Saigon Co.op xây dựng hệ sinh thái cho riêng mình rất khác biệt. Đó là mời các nhà đầu tư nhỏ lẻ cùng tham gia, mở ra mô hình sinh thái hợp tác xã, nơi nhiều nhà đầu tư cùng sở hữu và phục vụ một cộng đồng khách hàng chung.
‘Mình muốn làm bất cứ chuyện gì, mình chỉ làm chuyện mình mạnh thôi, còn mình mời các bạn khác cùng tham gia với mình để tạo ra một nền tảng chung’, ông Đức chia sẻ.
Bên cạnh những đổi mới sàn Co.op cũng có những sự thay đổi từ bên trong. Điển hình là sự chăm lo cho người lao động để họ có sự gắn kết với doanh nghiệp sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19,cũng như giúp bản thân người lao động hiểu được những giá trị truyền thống và giá trị thị trường để phát triển.
Chia sẻ về lợi thế cạnh tranh về con người của mô hình hợp tác xã tại Saigon Co.op, ông Đức cho rằng thử thách của một đơn vị bán lẻ là ‘người lao động vừa có chuyên môn cao vừa có tính chất lao động chân tay’. Do đó, mức độ cạnh tranh về con người trong ngành này càng khốc liệt hơn. Ông cho biết vẫn đang tìm ra hướng giải quyết tách bạch và không tạo nên sự khác biệt giữa họ.
Một đổi mới khác của hợp tác xã là quỹ Saigon Co.op gắn kết, đây là khoản tích lũy của người lao động khi người họ làm việc cho sàn Co.op 5 năm, 10 năm, hay nghỉ hưu tại sàn Co.op. Đó là những khoản tiền theo ông Đức là ‘rất có ý nghĩa’, bên cạnh mức thu nhập hàng tháng mà người lao động nhận được.
Cuối cùng, là những giá trị tinh thần tốt đẹp của một tổ chức hợp tác xã đem đến cho người lao động, đó là sự tự hào và gắn kết mà khó có doanh nghiệp nào với các hình thức kinh doanh khác có thể có được.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận