KPN là một trong những nhà mạng lớn nhất của Hà Lan. Ảnh: Telecom TV
Theo đó, các nhân viên của Huawei ở Trung Quốc và Hà Lan thậm chí có thể theo dõi được cuộc gọi của thủ tướng khi đó là Jan Peter Balkenende, các bộ trưởng, chính trị gia, doanh nghiệp Hà Lan và các nhân vật bất đồng chính kiến Trung Quốc. Công ty cũng có thể biết được những số điện thoại nào đang bị cơ quan tình báo, an ninh Hà Lan theo dõi.
"KPN Mobile gặp nguy cơ nghiêm trọng vì bị hủy giấy phép hoặc chính phủ, doanh nghiệp mất niềm tin vào KPN khi biết được rằng Chính phủ Trung Quốc có thể nghe lén các số điện thoại của KPN và làm sập mạng", báo cáo năm 2010 viết.
Giải thích việc không công khai báo cáo này, KPN ngày 19/4 nói rằng chưa từng thấy Huawei đánh cắp thông tin khách hàng và khẳng định không có nhà cung cấp nào được phép tiếp cận không giới hạn vào nhà mạng này. Huawei cũng phủ nhận việc nghe lén người dùng KPN.
Thực tế KPN tiếp tục trao một số hợp đồng thiết bị mạng 3G và 4G cốt lõi của mình cho Huawei sau đó, theo Guardian.
Tuy nhiên, vào năm ngoái, KPN đã trở thành một trong những nhà khai thác châu Âu đầu tiên loại công ty Trung Quốc khỏi mạng 5G cốt lõi của mình, trong khi Chính phủ Hà Lan đã công bố các hạn chế chặt chẽ hơn đối với các nhà cung cấp thiết bị, bao gồm kiểm tra lý lịch đối với nhân viên có quyền truy cập vào mạng.
Bất chấp sự vận động hành lang mạnh mẽ của Mỹ và một số quốc gia đã cấm cửa Huawei, các nước châu Âu vẫn chia rẽ về vấn đề Huawei. Châu Âu cũng là thị trường quan trọng đối với Huawei. Năm ngoái, công ty tuyên bố ký được 91 hợp đồng 5G thương mại, trong đó có 47 hợp đồng ở châu Âu.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận