Internet Day 2022: Tôn vinh đóng góp của Huawei vào sự phát triển của internet Việt Nam
Tại Chương trình 25 năm Internet Việt Nam & Internet Day 2022, Huawei đã vinh dự được trao giải thưởng Top 5 Doanh nghiệp Quốc tế có tầm ảnh hưởng tới sự phát triển Internet Việt Nam trong 25 năm qua Social Listening.
- Kỷ niệm 25 năm khai trương dịch vụ Internet Việt Nam và năm thứ 11 sự kiện Internet Day
- "Sự tồn tại" chứ không phải doanh số là ưu tiên số 1 của Huawei
- 2,92Gbps - Nhà mạng Türk Telekom và Huawei phá kỷ lục tốc độ 5G trên thế giới
Cũng trong khuôn khổ sự kiện này, Huawei cũng chia sẻ tầm nhìn về trụ cột 5G trong quá trình chuyển đổi số cũng như giải pháp trung tâm dữ liệu thế hệ mới nhất giúp giảm phát thải carbon, hướng đến tương lai bền vững cho hệ sinh thái Internet.
Internet Day 2022 do Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) và Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) tổ chức ngày 07/12 tại Hà Nội, đánh dấu 25 năm ra mắt dịch vụ Internet tại Việt Nam. Sự kiện diễn ra với 01 phiên hội thảo toàn thể và 02 phiên chuyên đề về “Hạ tầng số xanh & bền vững” và “Kinh tế số xanh & bền vững”.
Sự kiện quy tụ 50 lãnh đạo cấp cao chính phủ và doanh nghiệp cùng với 50 diễn giả, 1.000 khách mời tham gia, tích cực thảo luận về những sáng kiến và giải pháp, giúp thúc đẩy lợi ích của chuyển đổi số cho các SMEs.
Tại sự kiện, công ty TNHH Công nghệ Huawei Việt Nam đã vinh dự được trao giải thưởng Top 5 Doanh nghiệp Quốc tế có tầm ảnh hưởng tới sự phát triển Internet Việt Nam trong 25 năm qua Social Listening nhờ những cống hiến và đóng góp không ngừng nghỉ kể từ khi có mặt tại thị trường Việt Nam trong suốt 24 năm qua.
Ông David Wei, Tổng Giám đốc Huawei Việt Nam nhận giải thưởng Top 5 Doanh nghiệp Quốc tế có tầm ảnh hưởng tới sự phát triển Internet Việt Nam.
Cũng tại sự kiện, đại diện của Huawei Việt Nam, ông Nguyễn Duy Lâm – Chuyên gia giải pháp và sản phẩm vô tuyến và ông Trần Quyền - Chuyên gia giải pháp cao cấp, đã chia sẻ về trụ cột 5G trong ngành công nghiệp toàn cầu và Giải pháp Data Center Full-stack giúp trung hòa carbon của Huawei.
5G: Trụ cột của chuyển đổi số trong Cách mạng Công nghiệp 4.0
Ông Nguyễn Duy Lâm - Chuyên gia giải pháp và sản phẩm vô tuyến của Huawei Việt Nam chia sẻ về 5G.
Trong bài tham luận “Tầm nhìn 5G và ngành công nghiệp toàn cầu”, ông Nguyễn Duy Lâm nhận định 5G là trụ cột của chuyển đổi số trong Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Theo ông Lâm, khác với 3G hay 4G ra đời làm thay đổi cuộc sống người dùng thiết bị di động, sự xuất hiện của 5G đã thay đổi cả xã hội, khiến cho hoạt động của ngành công nghiệp 4.0 hiệu quả hơn.
Cụ thể, trong ngành khai khoáng, 5G giúp điều khiển xe khai thác mỏ từ xa thông qua các video HD ghi nhận theo thời gian thực. 5G cũng tham gia các dự án cảng biển thông minh với kết nối hơn 2.500 thiết bị vận hành trên 15 quy trình, tăng hiệu quả bốc dỡ hàng hóa 75% nhờ hệ thống theo dõi theo thời gian thực. Cùng với 5G+AI, hệ điều hành phân tán HarmonyOS của Huawei sẽ tạo ra trải nghiệm thông minh cho mọi kịch bản ngành.
Ông Lâm chia sẻ: “Để triển khai 5G thành công, bên cạnh sự hợp tác toàn diện giữa chính phủ và các doanh nghiệp, quy mô và kinh nghiệm chính là chìa khoá. Đồng thời, ngành cần cung cấp nhiều hơn các dịch vụ trọn gói giải quyết vấn đề quốc gia, cơ sở hạ tầng xanh bền vững, đội ngũ nhân tài số và hệ sinh thái mở an toàn”.
Giải pháp Data Center Full-stack giảm phát thải carbon
Chuyên gia giải pháp cao cấp Trần Quyền trình bày về giải pháp Data Center Full-stack của Huawei.
Trong bài chia sẻ về “Giải pháp Data Center Full-stack của Huawei - Đối tác hàng đầu cung cấp giải pháp giúp trung hòa carbon”, ông Trần Quyền đã giới thiệu về xu hướng chuyển đổi cũng như những lợi ích mà Data Center Full-stack đem lại.
Cụ thể hơn, Data Center Full-stack được thiết kế để giúp các doanh nghiệp tiếp nhận các trung tâm dữ liệu hiện đại, đặt nền tảng vững chắc cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số với bốn nguyên tắc cốt lõi chính: đổi mới điện toán & lưu trữ, đổi mới mạng, đổi mới độ tin cậy và đổi mới xanh.
Giải pháp này tận dụng sức mạnh của các nguồn lực toàn diện của Huawei từ mức tiêu thụ năng lượng đến thiết bị công nghệ thông tin, bao gồm 4 cấp độ: Cơ sở hạ tầng, nền tảng phần cứng, nền tảng đám mây và các ứng dụng kinh doanh.
Ông Quyền chia sẻ: “Data Center Full-stack sẽ giúp giảm phát thải carbon 60%, đảm bảo hiệu suất liên kết đầy đủ 95,5%, và tiết kiệm 12% điện và 40% nước. Bên cạnh đó, quá trình gia công dựa trên Số hóa và AI, cũng góp phần làm giảm 35% chi phí O&M và giảm 8% hiệu quả sử dụng điện năng PUE”.
Trung hòa carbon không chỉ là sứ mệnh toàn cầu, mà đang trở thành mục tiêu chiến lược của các nền kinh tế hàng đầu. Tại COP26, Việt Nam cũng lần đầu tiên cam kết trước cộng đồng quốc tế sẽ đạt net-zero vào 2050 và mau chóng hành động để giảm phát thải 43,5% vào 2030.
Trong ngành ICT, 29 nhà khai thác đã ký cam kết ITU L.1470 của Liên minh Viễn thông Thế giới (ITU) về việc cắt giảm ít nhất 45% khí thải carbon vào 2030.
Là tập đoàn hàng đầu, Huawei đã cung cấp rộng rãi các giải pháp điện số cho hơn 170 quốc gia, phục vụ cho 1/3 dân số thế giới, hiện dẫn đầu toàn cầu về thị phần điện mặt trời thông minh 160GW (22%), trung tâm dữ liệu mô-đun tiền chế (31%) bảy năm liên tiếp, trạm phát sóng (35,6%) và mPower đa tích hợp đầu tiên thế giới.
Theo tạp chí Điện tử & Ứng dụng
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận