Rủi ro thương mại điện tử: Cảnh giác với những lời 'có cánh'
Các doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch thương mại điện tử phải cảnh giác với những 'lời hay, ý đẹp' kiểu như, nếu giao dịch thành công chắc chắn sẽ kiếm được một khoản lời ‘kếch xù'.
- 13 tỷ USD - Con số mà thị trường thương mại điện tử Việt Nam hướng tới trong năm 2020
- 5 lựa chọn hàng đầu của người dùng trên các sàn thương mại điện tử trong năm 2021
- Chất lượng hàng hoá vẫn đang là vấn đề "nhức nhối" trên sàn thương mại điện tử
Ông Phan Trọng Đạt, Phó Tổng thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) chia sẻ tại Hội thảo “Thương mại điện tử và những vấn đề pháp lý quan trọng”, trong khuôn khổ Chương trình Hội chợ quốc tế Việt Nam - VIETNAM EXPO lần thứ 30.
Có một điểm những người hoạt động trong lĩnh vực kinh sẽ nhận thấy, đó là các bên cạnh rủi ro trong thương mại truyền thống, thì hiện nay còn có thêm rủi ro thương mại điện tử.
Theo ông Đạt, mức độ rủi ro thương mại điện tử ngày càng nhiều lên, bởi đây là hình thức hoạt động xuyên biên giới, xuyên không gian, xuyên thời gian, 'mưa gió, tắc đường' không ảnh hưởng vì chỉ ngồi một chỗ bấm nút là có ngay các giao dịch.
Học kinh nghiệm về 'ký ảo'
Tuy nhiên, trước khi nghĩ đến lợi nhuận thì doanh nghiệp Việt cũng cần 'canh chừng' những rủi ro có thể xảy ra. Khi chủ doanh nghiệp tự học hoặc tự trang bị kiến thức pháp luật về hợp đồng, tranh chấp hợp đồng truyền thống từ trước đến nay, đó là giữa 2 bên 'ký tươi', tức là gặp trực tiếp thì vẫn không được 'lơ là'. Nhưng sẽ phải 'học hay nghe thêm' về 'ký ảo' sẽ xảy ra vấn đề gì.
Ông Phan Trọng Đạt, Phó Tổng thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC).
Ông Đạt dẫn chứng lại một câu chuyện cách đây khoảng 20 năm về trước tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam. Thời điểm đó thương mại điện tử chưa phát triển nhưng cũng đã có sự “lĩnh hội”, đó là 2 bên gặp gỡ qua một sàn giao dịch. Một doanh nghiệp Việt Nam có 'cung' là bột sắn gặp được bên 'cầu' là một doanh nghiệp của Anh có nhu cầu về sắn. Hai bên trao đổi rất ‘tâm đầu ý hợp', trên tinh thần không 'lừa đảo' nhau.
Thương vụ hợp đồng đã ký, hàng đã giao, nhưng cuối cùng giữa hai bên lại xảy ra một vụ tranh chấp về chất lượng hàng. Doanh nghiệp Việt thì nghĩ 'kèo' này là bột sắn, nhưng phía đối tác lại muốn mua tinh bột sắn. Tức là họ muốn mua để sản xuất ra giấy mà không phải bột sắn để làm thức ăn cho gia súc. Sau một hồi 'đôi co', bên thắng là phía nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam phải trả lại tiền hàng cho đối tác.
Kể lại câu chuyện này, ông Đạt muốn nói đây là một phần của thương mại điện tử. Hai bên đã 'tìm thấy nhau' qua sàn, sau đó giao dịch chủ yếu bằng email. Việc làm này rất bình thường, nhưng tranh chấp đã xảy ra khi phía đối tác 'ớ người' vì nhận phải hàng mà mình không mong muốn.
Quay trở lại câu chuyện thương mại điện tử, ông Đạt đã đưa ra một số cảnh báo với các doanh nghiệp. Đó là, doanh nghiệp phải cảnh giác với những 'lời hay ý đẹp', hình ảnh minh họa sản phẩm bắt mắt để tạo niềm tin cho đối tác. Đi kèm theo là những lời hứa hẹn 'có cánh', như luôn đúng thời gian giao hàng, đủ số lượng, đúng chất lượng, giá 'không thể tốt hơn'. Hoặc nếu giao dịch thành công chắc chắn sẽ kiếm được một khoản lợi ‘kếch xù'..
Theo dõi 'chặt' email
Ông Đạt cho rằng, doanh nghiệp hết sức thận trọng vì không có việc kiếm lời dễ dàng và đơn giản như vậy. Những người làm kinh doanh đều hiểu, mức lợi nhuận thường chỉ có một mức vừa phải, nếu may mắn 'đào' xuống thấp được 1 đến 2 điểm phần trăm đã 'hên lắm rồi'. Nếu đối tác 'thả' đến vài chục phần trăm thì “ăn quả lừa” tới...99%. Vì với một mức lợi nhuận được trả cao bất thường thì chứng tỏ đấy chỉ là 'mồi câu' của những thương vụ lừa đảo.
Để tránh 'ăn phải quả lừa', ông Đạt gợi ý, với các doanh nghiệp khi giao dịch trên thương mại điện tử, đó là luôn theo dõi chặt các email của đối tác gửi đến. Kinh nghiệm được các chuyên gia đúc kết được ông Đạt chia sẻ, khi thấy bạn hàng giới thiệu một email có đuôi địa chỉ gmail, yahoo, hotmail...thì phải luôn đặt 'dấu chấm hỏi' nếu đối tác khẳng định mình là doanh nghiệp uy tín.
'Tại sao lại không có địa chỉ của chính danh nghiệp mình? Thường email sẽ có đuôi tên cơ quan hoặc công ty. Việc này không có gì khó khăn với doanh nghiệp, nếu thấy đối tác không ghi rõ tên doanh nghiệp hay cơ quan thì phải thận thận trọng, đây là một điểm nhỏ để nghi ngờ đối tác không trung thực', ông Đạt nói.
Ngoài ra, trong quá trình giao dịch, ký kết hợp đồng có thể vẫn diễn ra bình thường. Nhưng khi đối tác 'nhắc' chuyển tiền thì lại nhắn vào một email khác. Lúc này, theo ông Đạt, dấu hỏi đặt ra cho đối tác đã to 'như căn nhà' chứ không còn là 'dấu chấm nhỏ'. Khi đó, khả năng doanh nghiệp sẽ 'ăn chắc hai quả lừa'. Một là tiền sẽ 'ra đi', hai là bạn hàng sẽ hỏi 'sao mãi chưa nhận được tiền'.
Để không bị 'mắc bẫy', ông Đạt 'bày mẹo', nếu gặp tình huống này, cho dù thế nào doanh nghiệp cũng phải 'delay' (chậm chễ) việc chuyển tiền. Không biết thật giả ra sao, nhưng xác xuất giả thường rất cao. 'Việc chậm trả tiền một vài tháng không có vấn đề gì lớn cả', ông Đạt gợi ý.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận