Trung Quốc siết chặt các quy định sau vụ việc của Ant Group
Ngày càng nhiều startup Trung Quốc cân nhắc hủy niêm yết trên các sàn chứng khoán tại Thượng Hải. Theo Reuters, đây là ảnh hưởng từ việc Trung Quốc siết chặt các quy định sau vụ việc của Ant Group. Đã có hơn 100 công ty tự nguyện rút hồ sơ niêm yết trên sàn STAR của Thượng Hải và ChiNext của Thâm Quyến, kể từ khi vụ IPO lịch sử của Ant Group bị hoãn vào tháng 11/2020.
- Jack Ma tái xuất cũng không thể cứu nổi Ant Group
- Jack Ma đột ngột xuất hiện sau thời gian vắng bóng
Vụ IPO bị trì hoãn của Ant Group đang khiến quy định niêm yết bị siết chặt. Ảnh: AP. |
Việc IPO đang bị siết chặt bằng các quy định có thể khiến quá trình kéo dài, thậm chí là những khoản phạt lớn. Reuters nhận định trào lưu này nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến tham vọng phát triển các sàn giao dịch nội địa để đối đầu với các thành phố new New York.
Sàn STAR ra đời 2 năm trước, với quy trình đăng ký và thủ tục theo phong cách Mỹ. Sàn giao dịch này hướng tới những startup công nghệ với mục tiêu gọi vốn ngay trong Trung Quốc, thay vì phải đăng ký IPO tại nước ngoài. Theo số liệu của Refinitiv, STAR đã trở thành sàn giao dịch lớn thứ tư thế giới về vốn năm 2020.
Tuy nhiên, sự việc của Ant Group vào cuối năm 2020 cho thấy rủi ro của các công ty công nghệ. Vụ IPO kỷ lục được giới chức Trung Quốc đánh giá là tiềm ẩn nhiều rủi ro, cần phải thẩm định lại.
Những quy định mới sẽ khiến các công ty bảo lãnh phát hành cổ phiếu phải cẩn trọng hơn. Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc vào tháng 3 đã yêu cầu các công ty bảo lãnh cần thẩm định dự án IPO kỹ hơn, hoặc đối mặt với rủi ro bị phạt nặng.
“Đang có bong bóng công nghệ tại Trung Quốc, và họ cần dọn nó đi”, Yiming Feng, nhà đầu tư tại Atom Venture Capital nhận xét.
DaoCloud, công ty điện toán đám mây có trụ sở tại Thượng Hải, dự định IPO trên sàn STAR trong năm nay. Tuy nhiên, do lo ngại về việc trì hoãn, công ty này đang hướng tới sàn giao dịch Hong Kong.
“Những công ty muốn IPO giờ đây gặp nhiều trở ngại với hệ thống quy định. Do vậy, chúng tôi cần có kế hoạch B”, Roby Chen, nhà sáng lập DaoCloud chia sẻ.
Sàn giao dịch chứng khoán STAR tại Thượng Hải được thành lập năm 2019, nơi này nhiều startup Trung Quốc chọn để niêm yết. Ảnh: Reuters. |
Trong khi đó, nhiều startup công nghệ lại tìm đến nguồn vốn tư nhân. Abraham Zhang, Chủ tịch công ty đầu tư mạo hiểm China Europe Capital cho biết ông đã tiếp nhiều startup có giá trị tới 1 tỉ USD để bàn về việc đầu tư.
Các startup chưa có lãi là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Ngoài việc hồ sơ bị xét kỹ hơn, nhà sáng lập hoặc các lãnh đạo startup có thể phải trình ra tài khoản ngân hàng cá nhân và giải thích các khoản chi tiêu lớn.
“Các startup hiện nay sẽ khó IPO hơn nếu không thể chứng minh được tiềm năng tăng trưởng ổn định và bền vững”, Ming Liao, nhà sáng lập quỹ Prospect Avenue Capital cho biết.
Những quy định mới khiến thời gian chờ duyệt IPO tăng từ 6 lên 12 tháng, và hiện có 100 công ty chờ đợi được niêm yết trên STAR. Một số chuyên gia nhận định điều này đang khiến các công ty ngại IPO hơn.
“Như vậy là làm hỏng cả mục đích của việc thay đổi quy định, trong đó thị trường cần có sức mạnh để đánh giá các công ty”, lãnh đạo tại một ngân hàng đầu tư cho biết.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận