Các nhà nghiên cứu tại Harvard phát triển thành công cách thức chỉnh sửa gen mới hữu hiệu hơn cả CRISPR

Đức Lãng
20/05/2021 07:09
D

Một đột phá lớn, một công cụ có tiềm năng đối đầu với CRISPR vừa được các nhà nghiên cứu tại Harvard phát triển có khả năng thực hiện hàng triệu thí nghiệm gen cùng lúc.

Các nhà nghiên cứu tại Harvard vừa chế tạo thành công một công cụ chỉnh sửa gen mới, có khả năng thực hiện hàng triệu thí nghiệm gen cùng một lúc. Họ gọi đây là kỹ thuật Retron Library Recombineering (RLR, tạm dịch là Tái tổ hợp gen ngược từ retron trong thư viện mẫu), sử dụng những mảnh DNA của vi khuẩn có tên “retron” mang khả năng sản sinh ra những mảnh DNA sợi đơn. 

Khi nhắc tới “chỉnh sửa gen”, ta thường nghĩ tới kỹ thuật CRISPR-Cas9 đang làm mưa làm gió trong giới khoa học suốt nhiều năm nay. Nó chính xác hơn những kỹ thuật trước đây, đồng thời có tiềm năng tỏa sáng trong lĩnh vực chữa bệnh.

Tuy nhiên, CRISPR-Cas9 vẫn có nhiều giới hạn. Các nhà khoa học không thể một lúc dùng nhiều mẫu thử trong một thí nghiệm với CRISPR-Cas9. Bên cạnh đó, quá trình chỉnh sửa gen này lại độc hại với tế bào, bởi lẽ enzyme Cas9 - “cây kéo” cắt được sợi ADN - còn cắt bay cả những phần không liên quan tới thử nghiệm.

Kỹ thuật CRISPR-Cas9 cắt chuỗi DNA để đưa vào giữa những thành phần dã bị đột biến. Trong khi đó, các retron lại đưa được DNA đột biến vào những tế bào bản sao, đồng nghĩa với việc chuỗi gen đột biến có thể xuất hiện trong tế bào đời sau, không cần phải xâm lấn DNA thông qua việc cắt gọt nữa. 

Bên cạnh đó, các retron còn đóng vai trò “nhãn vở”được các nhà khoa học dính lên bìa chủ thể nghiên cứu, cho phép họ lần dấu được cá thể ghép DNA trong một tổ hợp lớn nhiều tế bào.

Điều này đồng nghĩa với việc các nhà nghiên cứu sử dụng được retron làm công cụ sửa gen mà không làm hư hại tới các DNA khác, và kỹ thuật mới có thể thực hiện được nhiều thử nghiệm trong một tổ hợp chứa nhiều thành tố.

Các nhà khoa học của Viện Wyss thử phương pháp RLR trên khuẩn E. coli và thấy rằng, tới 90% sinh vật nhận retron mà chỉ cần chỉnh sửa cấu trúc gen chút đỉnh. Nhóm nghiên cứu còn chứng minh được tính hữu dụng của phương pháp RLR trong thử nghiệm với số lượng sinh vật lớn, từ đó đẩy nhanh quá trình nghiên cứu.

Tác giả Max Schubert của báo cáo nghiên cứu nhận định: “RLR cho phép chúng tôi làm được điều vốn bất khả thi với CRISPR: chúng tôi tách chuỗi gen vi khuẩn một cách ngẫu nhiên, biến những mảnh gen này thành những DNA sợi đơn, rồi sử dụng chúng để giải mã hàng triệu chuỗi gen một lúc. RLR đơn giản hơn, linh hoạt hơn, loại bỏ được yếu tố độc hại thường thấy trong phương pháp CRISPR, cải thiện khả năng nghiên cứu đột biến”.

Theo Tạp chí Điện tử

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Tin mới cập nhật

Tin đọc nhiều

'Sáng Tạo Trong Chiếu Sáng Công Cộng' mang đến nhiều giải pháp chiếu sáng tiên tiến

'Sáng Tạo Trong Chiếu Sáng Công Cộng' mang đến nhiều giải pháp chiếu sáng tiên tiến

Người Ai Cập cổ phát minh ra robot cách đây 4.000 năm

Người Ai Cập cổ phát minh ra robot cách đây 4.000 năm

Các nhà khoa học thử nghiệm thực tiễn lá nhân tạo

Các nhà khoa học thử nghiệm thực tiễn lá nhân tạo

Ai-Da: Họa sĩ AI đầu tiên có hình dạng giống con người

Ai-Da: Họa sĩ AI đầu tiên có hình dạng giống con người

Phát hiện hồ nước muối sâu không có sinh vật sống

Phát hiện hồ nước muối sâu không có sinh vật sống

Tổng thống Mỹ Joe Biden và NASA công bố bức ảnh đầu tiên từ kính viễn vọng không gian James Webb

Tổng thống Mỹ Joe Biden và NASA công bố bức ảnh đầu tiên từ kính viễn vọng không gian James Webb

 Virus SAR-CoV-2 dường như không ảnh hưởng tới chức năng phổi ở trẻ em và thanh thiếu niên

Virus SAR-CoV-2 dường như không ảnh hưởng tới chức năng phổi ở trẻ em và thanh thiếu niên

Tại sao Hawking muốn loài người rời khỏi Trái Đất càng sớm càng tốt?

Tại sao Hawking muốn loài người rời khỏi Trái Đất càng sớm càng tốt?

Tàu Perseverance bắt đầu thực hiện sứ mệnh lịch sử sau "7 phút kỳ tích" của ngành hàng không vũ trụ

Tàu Perseverance bắt đầu thực hiện sứ mệnh lịch sử sau "7 phút kỳ tích" của ngành hàng không vũ trụ

Những phát minh 'để đời' của người Thụy Sĩ

Những phát minh 'để đời' của người Thụy Sĩ

Video xem nhiều

Đại học Miami tạo ra cảm biến chất lượng không khí phát hiện Covid-19

Đại học Miami tạo ra cảm biến chất lượng không khí phát hiện Covid-19

Ford F-150 Lightning 2022 ra mắt: Bán tải chạy điện giá khởi điểm chưa đến 40 nghìn USD

Ford F-150 Lightning 2022 ra mắt: Bán tải chạy điện giá khởi điểm chưa đến 40 nghìn USD

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Lộ diện siêu xe hypercar Czinger 21C tăng tốc 0-100km/h chưa tới 2 giây

Lộ diện siêu xe hypercar Czinger 21C tăng tốc 0-100km/h chưa tới 2 giây

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

Xe máy điện VinFast được CNN chọn là 1 trong 5 biểu tượng mới của Hà Nội

Xe máy điện VinFast được CNN chọn là 1 trong 5 biểu tượng mới của Hà Nội

Một ngày trải nghiệm giấc mơ trở thành tay đua F1 chuyên nghiệp ở Nhật Bản

Một ngày trải nghiệm giấc mơ trở thành tay đua F1 chuyên nghiệp ở Nhật Bản

Bắc Sơn mây hát

Bắc Sơn mây hát

Pretzel - Bánh quy cây: Biểu tượng văn hoá châu Âu với nhiều tranh cãi về nguồn gốc

Pretzel - Bánh quy cây: Biểu tượng văn hoá châu Âu với nhiều tranh cãi về nguồn gốc

Sếp nhà bán lẻ làm lộ ngày bán iPhone 11

Sếp nhà bán lẻ làm lộ ngày bán iPhone 11

Chiếc điều hòa cá nhân này của Sony là tất cả những gì bạn cần để sống sót qua mùa hè nóng nực

Chiếc điều hòa cá nhân này của Sony là tất cả những gì bạn cần để sống sót qua mùa hè nóng nực

Những gì bạn muốn biết về 5G

Những gì bạn muốn biết về 5G

Bàn về tầm nhìn và các trụ cột của công nghệ thông tin di động 6G
04/03/2022
Chip xử lý A15 Bionic của Apple có gì mới
15/09/2021
Sex Education mùa 3 được Netflix công chiếu vào 17/9
14/09/2021
iPhone 13 không thay đổi nhiều về ngoại hình, camera được nâng cấp mạnh
13/09/2021
Cách xem trực tiếp sự kiện ra mắt iPhone 13 và Apple Watch 7
10/09/2021
VNEID của Bộ Công an khác các ứng dụng đang được vận hành?
10/09/2021
'Cái tôi' thời 4.0 và tính hai mặt của mạng xã hội
04/09/2021
'Muôn màu' cảm xúc của trẻ trong ngày khai giảng online
24/08/2021
Chủ tịch Chu Ngọc Anh giải toả 'ách tắc' về Giấy đi đường cho người dân Thủ đô
10/08/2021
Hàng loạt Macbook M1 tự dưng vỡ màn hình, Apple có đồng ý bảo hành?
02/08/2021
6 bộ phim hay nhất để xem trên VieON
29/01/2021
Bắc Ninh: Không ký kết triển khai dự án Owifi 5G với CSE Singapore
27/06/2020
Bị World Bank cấm dự thầu 7 năm, công ty Sao Bắc Đẩu thừa nhận sai sót
27/06/2020
Wefinex - Mô hình hoạt động đa cấp "đội lốt" đầu tài chính trên mạng internet
10/06/2020
Khai trừ MISA khỏi Câu lạc bộ Chữ ký số và Giao dịch điện tử Việt Nam
27/05/2020
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Chống thất thu thuế là thách thức lớn đối với nền kinh tế số
29/04/2020
Cách chuyển tập tin sang máy tính mới
10/11/2019
VNPT, MobiFone, VTC sẽ hoàn thành cổ phần hóa trước năm 2021
20/08/2019
5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?
26/07/2019
Nhận diện hành vi lừa đảo trên không gian mạng
25/07/2019
Truyền hình OTT - Hướng đi mới của các “nhà Đài”
24/07/2019