Giả thuyết ánh sáng phía sau hố đen được Einstein đưa ra cách nay 1 thế kỷ lần đầu tiên được chứng minh
Trong công bố khoa học mới được công bố gần đây cho thấy, phía sau hố đen vũ trụ có hùm tia sáng là những ánh sáng vọng lại từ chùm tia X-ray phản chiếu từ vầng hào quang của hố đen được hình thành từ khí gas, điều này cùng cố thêm giả thuyết được Einstein đặt ra các đây 1 thế kỷ.
- Hố đen mới hình thành có khối lượng gấp 142 lần Mặt trời
- 'Ngôi sao' TikTok được đưa lên vũ trụ để làm thí nghiệm
- Có thể bạn chưa biết - Cách liên lạc từ Trái Đất ra ngoài vũ trụ
Trong một khoảng thời gian ngắn, các phi hành gia đã đưa chúng ta một bước gần hơn tới hiểu biết về hố đen với một bức ảnh chưa từng có trước đây. Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà khoa học đã nhìn thấy hiện tượng xảy ra phía sau của hố đen.
Đi kèm với đó, các nhà nghiên cứu đã chứng kiến và ghi lại được ánh sáng phát ra từ phía sau của một hố đen khổng lồ cách xa chúng ta 800 triệu năm ánh sáng.
Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã phát hiện về ánh sáng phía sau hố đen vũ trụ đã từng được Einstein đặt ra giả thuyết cách nay hơn 1 thế kỷ.
Phát hiện mới nhất này là "chìa khóa của câu đố" cách mà vũ trụ được hình thành, trích lời nhà thiên văn học Dan Wilkins của đại học Stanford. Không chỉ vậy, điều này đồng thời cũng khẳng định lại Thuyết tương đối của Einstein từ thế kỉ trước.
Trong khi đang nghiên cứu một chùm sáng x-ray xuất phát từ hố đen, một hiện tượng bình thường và được gọi là vầng hào quang của hố đen, các nhà nghiên cứu đồng thời cũng chứng kiến một tia sáng yếu hơn.
Những tia sáng này là "chùm sáng vọng lại" từ một chùm tia x-ray phản chiếu từ khí gas phía hố đen. Hiện tượng này lần đầu được tiên đoán bởi Einstein trong Thuyết tương đối xuất bản năm 1916.
"Bất cứ tia sáng nào đi vào trong hố đen sẽ không đi ra, bởi vậy chúng ta sẽ không thể thấy bất cứ thứ gì phía sau hố đen," ông Wilkins giải thích. "Lý do chúng ta có thể thấy được chùm sáng đó bởi hố đen là một vùng không gian bị bẻ cong, bao gồm cả ánh sáng và từ trường xung quanh nó."
Hố đen khổng lồ có kích thước gấp 10 triệu lần Mặt Trời và nằm ở trung tâm của một thiên hà lân cận mang tên I Zwicky 1. Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã chứng kiến ánh sáng vọng lại sử dụng kính viễn vọng XMM-Newton của Cơ quan Vũ trụ châu Âu và kính NuSTAR của NASA. Phát hiện của họ được xuất bản trên tạp chí Nature.
"Màu sắc của những tia nháy, tia sáng vọng lại cũng như khoảng thời gian bị trì hoãn của chúng so với tia sáng gốc cho chúng ta biết đây là chùm sáng đến từ vùng gas được che khuất phía sau hố đen," ông Wilkins giải thích. "Một vài tia trong số đó sẽ chiếu sáng ngược lại vào vùng gas đang rơi vào hố đen, và điều này sẽ cho chúng ta một khung cảnh độc đáo của những vật chất này trong khoảnh khắc cuối cùng của mình trước khi biến mất vào hố đen".
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận