Giải mã bí ẩn của các hồ nước hình thành trên đỉnh Alps
Đó là kết quả của nghiên cứu do Viện Khoa học và Công nghệ Thủy sản Liên bang Thụy Sĩ (Eawag) mới được công bố mới đây cho biết, 1.200 hồ nước trên đỉnh Alps được hình thành từ hiện tượng băng tan kể từ năm 1850 cho đến nay.
- Băng tan khiến ‘băng đảo’ có thể vĩnh viễn không còn
- Băng tan gây ra động đất và sóng thần nghiêm trọng
- NASA dự định phóng hai vệ tinh theo dõi nước biển dâng
Biến đổi khí hậu đã làm thay đổi đáng kể cảnh quan dãy núi Alps của Thụy Sĩ với tốc độ nhanh hơn dự báo khi các sông băng tan chảy đã tạo ra hơn 1.000 hồ nước mới trên núi.
Nghiên cứu cho thấy gần 1.200 hồ nước mới đã được hình thành tại các vùng băng tan của dãy Alps thuộc Thụy Sĩ kể từ cuối Kỷ Băng hà nhỏ vào khoảng năm 1850. Khoảng 1.000 trong số chúng vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
Con số này nhiều hơn ước tính hàng trăm hồ nước mà các nhà nghiên cứu dự báo khi bắt đầu thực hiện dự án. Theo trưởng nhóm nghiên cứu Daniel Odermatt, chỉ trong thập kỷ qua, đã có thêm 180 hồ nước mới được hình thành.
Các hồ nước được hình thành từ hiện tượng băng tan trên đỉnh Alps theo cách tự nhiên mà không chịu tác động của biến đổi khí hậu. Ảnh: The
Nghiên cứu của Eawag cũng cho thấy từ năm 1946 đến 1973 là giai đoạn đỉnh điểm lượng hồ băng hình thành trên dãy núi Alps của Thụy Sĩ, khi trung bình mỗi năm có gần 8 hồ mới xuất hiện.
Sau một thời gian ngắn suy giảm, tốc độ hình thành hồ đã tăng lên trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016, với trung bình 18 hồ mới xuất hiện mỗi năm, trong khi bề mặt nước "phình" ra hơn 400 m2/năm. Eawag cho biết đây là "bằng chứng hữu hình cho thấy sự thay đổi khí hậu ở dãy Alps".
Việc kiểm kê toàn diện số hồ nước từ băng tan được thực hiện nhờ một lượng lớn dữ liệu thu thập được từ các sông băng của Thụy Sĩ kể từ giữa thế kỷ 19. Các nhà nghiên cứu đã có thể thu thập dữ liệu từ 7 giai đoạn trong thời gian từ năm 1850 đến năm 2016.
Đối với mỗi 1.200 hồ nước được hình thành từ năm 1850, các nhà khoa học đã ghi lại vị trí, độ cao, hình dạng và diện tích của mỗi hồ vào các thời điểm khác nhau, cũng như loại vật liệu của đập và hệ thống thoát nước.
Dựa trên những thông tin cơ bản như vậy, các nhà nghiên cứu có thể ước tính các mối nguy hiểm, bao gồm nguy cơ vỡ đập. Eawag cảnh báo sự gia tăng số hồ nước từ băng tan này làm tăng nguy cơ lũ lụt ở những khu dân cư phía dưới.
Theo một nghiên cứu hàng năm về tình trạng các sông băng do Viện Khoa học Thụy Sĩ công bố hồi tháng 10 năm ngoái, các sông băng ở Thụy Sĩ tiếp tục bị thu hẹp với tốc độ đáng báo động trong năm này, trong khi lượng băng tích tụ trên sông băng Aletsch lớn nhất trên dãy núi Alps giảm xuống mức thấp kỷ lục.
Nghiên cứu cho biết mặc dù năm 2020 chưa phải là năm có tỉ lệ băng tan đạt đỉnh, nhưng các sông băng ở dãy Alps của Thụy Sĩ vẫn không ngừng thu hẹp, mất 2% khối lượng băng trong năm 2020.
Ngay cả khi thế giới thực hiện đầy đủ các cam kết trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 - vốn kêu gọi khống chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ít nhất 2 độ C, khoảng 70% sông băng ở dãy Alps vẫn có thể sẽ biến mất.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận