Lộ diện sinh vật tiền sử có niên đại lên đến 50 nghìn năm tuổi tại Bắc Cực
Sự biến đổi khí hậu, nắng ấm làm tan băng khiến Bắc Cực không còn đơn giản chí là nơi với những cơn gió lạnh như băng. Bắc Cực đang dần lộ diện nhiều sinh vật sau lớp băng dày lạnh giá, điều này không phải đã tốt cho cuộc sống con người.
- 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2019
- Giới khoa học lo ngại vì cỏ dại ngày càng nhiều ở Bắc Cực
- Phát hiện lỗ thủng tầng ozone có kích thước kỷ lục ở Bắc Cực
Bắc Cực dưới sự biến đổi của khí hậu, nhiệt độ cao và nắng ấm cũng xuất hiện ngày càng nhiều ở nơi đây, những xác động vật tiền sử, cũng như vi rút và vi trùng thời tiền sử vô hình, trong những lớp băng vĩnh cửu cũng dần được xuất hiện ngày một nhiều.
Vào năm 2014, các nhà khoa học đã phát hiện ra hài cốt của một con tê giác lông cừu (tê giá lông mượt) nhỏ tên là Sasha ở một nơi gần sông Tirekhtyakh, nó sống ở thời tiền sử cách đây 34.000 năm và chỉ mới được 7 tháng tuổi khi chết, nhưng kích thước của nó lại tương đương với kích thước của một con tê giác hiện đại lúc 18 tháng.
Tê giác lông cừu (tê giá lông mượt). Ảnh minh họa.
Tê giác lông mượt là loài động vật lớn trong kỷ Pleistocen, chúng được bao phủ bởi lớp lông dày và có một cái bướu khổng lồ có thể tích trữ mỡ trên vai, cho phép chúng tồn tại ở những vùng cực kỳ lạnh giá của Bắc Cực.
Những con tê giác lông mượt trưởng thành thường dài khoảng 3 mét đến 3,8 mét và nặng khoảng 1,8 tấn đến 2,7 tấn, đặc điểm nổi bật nhất là hai chiếc sừng dài trên đầu và cái bướu rất lớn.
Với sự tan chảy của lớp băng vĩnh cửu, xác của loài voi ma mút khổng lồ thời tiền sử đã tuyệt chủng cũng liên tục xuất hiện trên mặt đất, và thậm chí cả đã có cả một ngành công nghiệp mới ra đời - tìm kiếm xác voi ma mút - tìm kiếm và buôn bán ngà, lông đuôi của voi ma mút.
Voi ma mút (ảnh minh họa).
Theo một nghiên cứu của Douglas MacMillan, giáo sư bảo tồn và kinh tế tài nguyên ứng dụng tại Đại học Kent ở Vương quốc Anh, số lượng hài cốt voi ma mút bị chôn vùi dưới lớp băng vĩnh cửu ở vùng Bắc Cực có thể lên tới 10 triệu con; một nghiên cứu khác ước tính rằng có khoảng 550.000 tấn ngà voi ma mút ở Bắc Cực, vậy còn những động vật khác thì sao? Có bao nhiêu phần còn lại của chúng bị đóng băng dưới lớp băng vĩnh cửu cổ đại?
Theo một số nghiên cứu trong những năm gần đây, tốc độ ấm lên của khu vực Bắc Cực diện ra cực kì nhanh - ít nhất là gấp đôi mức trung bình toàn cầu, và thậm chí có thể đạt gấp 3 lần. Thị trấn Verkhoyansk của Siberia, đã ghi nhân kỷ lục về nhiệt độ cao nhất ở Vòng Bắc Cực là 38 độ C.
Vào những năm 1960, Hố Batagaika chỉ là một khoảnh rừng nhỏ bị người dân chặt phá, sau đó tia nắng mặt trời làm tan chảy lớp đất đóng băng khiến mặt đất sụp đổ, đến ngày nay Hố Batagaika đã trở thành một hố sụt khổng lồ dài 1 km và sâu 100 mét - ước tính tốc độ mở rộng ra ngoại vi từ 12 mét đến 14 mét mỗi năm và không có cách nào có thể ngăn cản được quá trình này.
Hố Batagaika (ảnh minh họa).
Nếu khí hậu tiếp tục nóng lên, lớp băng vĩnh cửu sẽ tan chảy ngày càng nhiều và một trong những nghiên cứu gây sốc nhất cho biết, cứ tăng 1 độ C nhiệt độ trung bình của Trái Đất, diện tích đất của Vòng Bắc Cực sẽ được mở rộng 4 triệu km vuông.
Và đi theo đó sẽ là ngày càng nhiều xác động vật tiền sử trong lớp băng vĩnh cửu sẽ được phơi bày trên mặt đất.
Khi Vòng Bắc Cực nóng lên, lớp băng vĩnh cửu tan chảy thì không chỉ có xác động tiền sử được phát hiện, mà đáng sợ hơn cả là những vi khuẩn và virus cổ đại đang ngủ yên dưới mặt đất đóng băng hàng chục hàng ngàn năm trước cũng sẽ thức dậy, trong số đó có rất nhiều virus mà nhân loại chưa từng biết tới.
Hiện tại, các nhà khoa học đã phát hiện và hồi sinh nhiều loại virus thời tiền sử từ vùng đất đóng băng của Siberia, bao gồm cả virus khổng lồ Pithovirus sibericum và Mollivirus sibericum vì cả hai loài virus này đều vô hại với con người và động vật hiện đại.
Virút thời tiền sử (ảnh minh họa).
Tiến sĩ Jean Michel Claverie, một nhà virus học tại Đại học Aix-Marseille của Pháp, đã từng thu thập các mẫu bệnh phẩm từ Yakutia và nói rằng: Nếu bạn hỏi tôi rằng liệu có sự tồn tại của virus trong lớp băng vĩnh cửu hay không, câu trả lời tất nhiên là có; nhưng nếu bạn hỏi tôi liệu tôi có thể kích hoạt những virus cổ đại này sống dậy hay không, câu trả lời của tôi là tôi không biết, vì chúng tôi không cho phép và cũng không dám làm những điều như vậy, quá nguy hiểm!
Tiến sĩ Claverie cho biết, virus thời tiền sử thải ra từ lớp băng vĩnh cửu sẽ xâm nhập vào các con sông, sau đó tiếp xúc với oxy và ánh sáng, nếu không tìm được vật chủ, chúng sẽ sớm chết. Chúng có thể không gây ra mối đe dọa ngay từ đầu vì những khu vực này ở Bắc Cực lạnh và dân cư thưa thớt. Tuy nhiên, sau khi khí hậu ấm lên, các hoạt động của con người và động vật ngày càng tăng. Cơ hội lây nhiễm virus cho vật chủ sẽ tăng lên, và chúng có thể được kích hoạt lại. Và có thể sẽ dẫn đến một đại dịch virus mới.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận