Trực thăng siêu nhẹ Ingenuity chưa thể thực hiện chuyến bay đầu tiên trên Sao Hoả
Trực thăng siêu nhẹ Ingenuity dù đã được phóng lên Sao Hoả từ ngày 18/2 những đã không thể cất cánh trên "hành tinh đỏ" do lỗi kỹ thuật trong quá trình vận hành thử nghiệm ngày 9/4 mặc dù tín hiệu liên lạc vẫn đang được truyền tải về NASA và dự kiến chuyến bay đâu tiên này chỉ có thể thực hiện sớm nhất vào cuối tháng 4.
- Tàu vũ trụ đi nhanh như thế nào, mất bao lâu mới đến được sao hoả?
- Trực thăng không người lái “made in Vietnam” đã sẵn sàng thương mại hóa
- Hành trình của nữ lao động trở thành giám đốc chuyến bay lên sao Hoả của NASA
Theo thông báo ngày 10/4 của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA)cho biết, cơ quan này đã quyết định lùi chuyến bay đầu tiên của thiết bị trực thăng siêu nhẹ Ingenuity trên Sao Hỏa sau khi ghi nhận một vấn đề về công nghệ trong quá trình thử nghiệm cánh quạt.
Trong một tuyên bố, NASA cho biết cuộc thử nghiệm đối với cánh quạt của trực thăng Ingenuity vào ngày 9/4 đã phải kết thúc sớm hơn dự định do xuất hiện cảnh báo vấn đề về công nghệ. Hiện đội ngũ kỹ thuật của NASA đang xem xét và kiểm tra vấn đề này từ xa.
Hình ảnh của trực thăng siêu nhẹ ingenuity trong những buổi thử nghiệm cất cánh gần đây trên Sao Hoả. Ảnh: NASA
Sau đó, NASA mới có thể lên lịch lại để kiểm tra tốc độ tối đa. Cũng theo NASA, Ingenuity, có trọng lượng 1,8 kg, đang hoạt động tốt và đã gửi lại thông tin xuống Trái Đất.
Ban đầu, NASA dự định tiến hành chuyến bay của Ingenuity - chuyến bay đầu tiên có kiểm soát, sử dụng động cơ trên một hành tinh khác vào ngày 11/4. Trong chuyến bay dự kiến kéo dài 30 giây này, Ingenuity sẽ chụp một bức ảnh về chiếc tàu thám hiểm Perseverance.
Đây là con tàu đã hạ cánh xuống Sao Hỏa ngày 18/2 vừa qua, mang theo thiết bị trực thăng siêu nhỏ này. Do vấn đề phát sinh, nên chuyến bay của trực thăng Ingeniuty có thể hoãn cho đến ít nhất cuối tháng 4.
NASA đánh giá chuyến bay chưa từng có tiền lệ của thiết bị trực thăng gặp khá nhiều rủi ro và là một thử thách thực sự do không khí trên Sao Hỏa quá loãng, chưa bằng 1% áp suất khí quyển của Trái Đất.
Điều này có nghĩa Ingenuity sẽ phải quay cánh quạt nhanh hơn nhiều so với một chiếc trực thăng thông thường cất cánh trên Trái Đất. Tuy nhiên, nếu bay được, thiết bị trực thăng siêu nhỏ này có thể thu thập những dữ liệu quý giá trên Hành tinh Đỏ, trong đó có việc chụp ảnh đen trắng về bề mặt Sao Hỏa và chup ảnh màu về đường chân trời của Sao Hỏa.
NASA cũng lên kế hoạch tiến hành 5 chuyến bay của Ingenuity trong vòng 1 tháng và mỗi chuyến bay lại có một nhiệm vụ khó khăn hơn. NASA hy vọng có thể khiến thiết bị trực thăng này bay cao 5 m sau đó di chuyển theo chiều ngang.
Chuyến bay của Ingenuity đã được chuẩn bị trong nhiều năm và được coi là một dấu mốc mới trên hành trình chinh phục không gian, được ví như một khoảnh khắc "anh em nhà Wright" (cha đẻ của máy bay) thứ hai trong lịch sử nhân loại.
Do đó, trong sứ mệnh lên Hành tinh Đỏ lần này, Ingenuity mang theo một mảnh vải từng được sử dụng để phủ lên cánh của chiếc máy bay đầu tiên đồng hành cùng anh em nhà Wright vào năm 1903.
Trước đó, tàu thám hiểm Perseverance được phóng lên quỹ đạo ngày 30/7/2020 và đáp xuống bề mặt Sao Hỏa ngày 18/2 vừa qua, trong sứ mệnh tìm kiếm dấu hiệu của sự sống từng tồn tại trên Hành tinh Đỏ.
Trong những năm tới, tàu Perseverance đặt mục tiêu thu thập 30 mẫu đất và đá để gửi trở lại Trái Đất (ước tính vào khoảng những năm 2030) để tiến hành công tác phân tích.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận