Lần đầu tiên quan sát thấy vật thể được cho là lõi của hành tinh khí
Các nhà nghiên cứu tìm ra một loại vật thể chưa từng thấy có thể là phần lõi của một hành tinh khí giống như Sao Mộc. Phát hiện này đem đến một hướng nghiên cứu mới về phần bên trong của một trong những hành tinh khổng lồ trong Hệ Mặt trời.
- Chùm ảnh: Những sa mạc đẹp nhất trên Trái Đất
- Việt Nam sẽ phóng vệ tinh quan sát trái đất LotusSat-1 vào năm 2023
- Làm thế nào để tàu vũ trụ quay về trái đất?
Các hành tinh khổng lồ như Sao Mộc và Sao Thổ có lõi rắn bên dưới lớp vỏ dày của khí hydro và khí heli. Nhưng trước đây không ai có thể thấy những lõi rắn này là như thế nào. Ảnh: SPACE
Trong công bố trên tạp chí Nature ngày 1/7, David Armstrong (Đại học Warwick, Anh) - trưởng nhóm nghiên cứu và các đồng nghiệp - đã thực hiện một dự án nghiên cứu tìm kiếm các lõi hành tinh trong dữ liệu từ kính viễn vọng không gian Tess.
Nhóm đã sử dụng bằng máy quang phổ Harps ở Chile để theo dõi, đo khối lượng của các ngôi sao và phát hiện một "vật thể lạ" rất lớn. Kích thước lớn của ngôi sao mới đã kích thích sự tò mò, buộc các nhà nghiên cứu tìm hiểu xem vì sao nó lại lớn như vậy.
Vật thể này được đặt tên là TOI 849 b, nằm cách Trái đất 730 năm ánh sáng. Vật thể quay quanh một ngôi sao giống như Mặt trời trong một chu kỳ rất ngắn, chỉ 18 ngày, với nhiệt độ bề mặt lên tới 1.527 độ C.
Bán kính của nó lớn gấp khoảng 3,5 lần so với Trái đất và nặng hơn khoảng 39 lần.
Ban đầu nhóm nghiên cứu nghĩ rằng đó có thể là một ngôi sao nhị phân nhưng khi quan sát thêm họ nhận ra đó là một hành tinh.
Lõi hành tinh có quỹ đạo rất gần với ngôi sao mẹ của nó. Ảnh: UNI WARWICK / MARK GARLICK
Các nhà nghiên cứu kết luận đây có thể là phần lõi của một hành tinh khí giống như Sao Mộc nhưng không chắc chắn liệu lớp vỏ khí quyển đã bị mất trong một vụ va chạm hay không.
Nếu TOI 849 b từng là hành tinh khí như Sao Mộc, có thể sự kiện gián đoạn thủy triều (TDE) (xảy ra khi lực hấp dẫn của một lỗ đen "xé nát" một ngôi sao ở quá gần), hoặc một vụ va chạm với hành tinh khác vào cuối quá trình hình thành đã làm mất đi lớp vỏ khí của nó.
Các nhà nghiên cứu cho biết những phát hiện mới này có thể mang đến những hướng nghiên cứu, quan sát mới về cách các hành tinh khí khổng lồ phát triển.
Các hành tinh khổng lồ như Sao Mộc và Sao Thổ có lõi rắn bên dưới lớp vỏ dày của khí hydro và khí heli. Nhưng trước đây không ai có thể thấy những lõi rắn này là như thế nào.
"Đây là lần đầu tiên có thể khẳng định rằng con người có cơ hội nhìn vào lõi của một hành tinh khí theo cách mà chúng ta không thể làm trong hệ Mặt trời của chính mình", nhà nghiên cứu David Armstrong trả lời trên Đài BBC.
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận